Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV – SBT

Bài tập 1 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của nước ta phục hồi và phát triển đầi thế kỉ X là :

A. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ.

B. công cuộc khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng được đẩy mạnh.

C. nhà nước phong kiến có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.

 D. tất cả các ý trên.

Trả lời: D

2. Chức quan chăm lo việc đắp đê thời Trần là

A. Hà đê sứ.                    C. Quốc công tiết chế.

B. Tể tướng.                    D. Thái uý.

Trả lời: A

3. Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ

A. điền trang.                 C. quân điền.

B. lộc điền.                     D. đồn điển.

Trả lời: C

4. Các xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV gọi là

A. đồn điền.                    C. quân xưởng.

B. quan xưởng.               D. Quốc tử giám.

Trả lời: C

5.  Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỉ XV là

A. Hồ Quý Ly.                C. Hồ Nguyên Trừng.

B. Hồ Hán Thương.        D. Nguyễn Trãi.

Trả lời: C

6. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là

A. hệ thống chợ làng phát triển

B. sự phong phú của các mặt hàng mĩ nghệ.

C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.

D. sự ra đời của đô thị Thăng Long

Trả lời: C

7. Ở miền Bắc có những làng gốm sứ cổ truyền như:

A. Huê Cầu, Bát Tràng, Vân Nội.

B. Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà.

C. Nội Duệ, Đa Ngưu, Đông Hồ.

D. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu.

Trả lời: B

8. Đô thị lớn ở nước ta trong các thế kỉ XI – XV là

A. Phố Hiến.         C.Thăng Long.

B. Hội An.             D. Vân Đồn.

Trả lời: C

9. Việc giao lưu buôn bán trong nước ở các thế kỉ X – XV chủ yếu diễn ra tại

A. cửa sông Bạch Đằng.

B. các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

C. các làng nghề thủ công.

D. vùng biên giới Việt – Trung.

Trả lời: B

10. Việc trao đổi hàng hoá với thương nhân nước ngoài trong các thế kỉ X – XV chủ yếu diễn ra tại các vùng cảng như:

A. Vân Đồn, Lạch Trường, Cần Hải, Hội Thống, Thị Nại.

B. Đà Nắng, Hội An, Hải Phòng, Vân Đồn.

C. Vân Đồn, Hội An, Đà Nang, Thị Nại.

D. Vân Đồn, Lạch Trường, Cửa Tùng, Cửa Việt.

Trả lời: A

11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là

A. các chính sách khuyến khích thương nghiệp phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt.

B. những hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài tại Thăng Long.

C. sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất.

D. năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn thành bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hoá với nước ngoài.

Trả lời: C

12. Sang thời Lê, ngoại thương giảm sút là do

A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tếẽ

C. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến

 D. tất cả các lí do trên.

Trả lời: A

13. Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến hệ quả gì về mặt xã hội trong hoàn cảnh chế độ phong kiến ?

A. Đẩy nhanh sự phân hoá xã hội.

B. Mâu thuẫn giữa nhà vua và nhân dân ngày càng tăng.

C. Nông dân ngày càng bị bần cùng, phải bán mình làm nô lệ.

D. Đại địa chủ bước dần lên vũ đài chính trị.

Trả lời:  A


Bài tập 2 trang 87 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy xác định dữ liệu cho sẵn dưới đây thuộc vể triều đại nào (Lý, Trần, Lê) (ghi rõ tên triều đại vào cột bên phải).

Dữ kiện lịch sử

Tên triều đại

1. Nhà nước khuyến khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo đi khai hoang, lập ra các điền trang.

 

2. Để phân chia ruộng công trong các làng xã, Nhà nước ban hành phép quân điền.

 

3. Năm 1248, Nhà nước tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển, dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.

 

4. Theo lời của Thái hậu, nhà vua xuống chiếu : “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp. Nhà láng giếng không tố cáo thì xử 80 trượng”.

 

5. Trong dân gian thời kì này lưu truyền câu ca:

“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.

 

6. Thời kì này, Nhà nước sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng.

 

Trả lời

Dữ kiện lịch sử

Tên triều đại

1. Nhà nước khuyến khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo đi khai hoang, lập ra các điền trang.

Nhà Trần

2. Để phân chia ruộng công trong các làng xã, Nhà nước ban hành phép quân điền.

Nhà Lê sơ

3. Năm 1248, Nhà nước tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển, dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.

Nhà Trần

4. Theo lời của Thái hậu, nhà vua xuống chiếu : “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp. Nhà láng giếng không tố cáo thì xử 80 trượng”.

Nhà Lý

5. Trong dân gian thời kì này lưu truyền câu ca:

“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”ẳ

Nhà Lê sơ

6. Thời kì này, Nhà nước sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng.

Nhà Lê sơ

 


Bài tập 3 trang 87 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước những thông tin đúng vẻ tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XI – XV

□       Do nhu cẩu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điéu kiện phát triển nhanh chóng.

□       Các sản phẩm của thủ công nghiệp nước ta thời kì này không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân mà còn là cống phẩm cho triều đỉnh phương Bắc.

□       Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển rộng rãi trong nhân dân.

□       Việc khai thác, sử dụng các kim loại quý như vàng, bạc, đồng ngày càng được đẩy mạnh.

□       Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển*đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.

□       Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.

□       Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.

□       Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

□       Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.

□       Các hoạt động thương nghiệp trong nước chủ yếu diễn ra qua hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

□       Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X – XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.

□       Biên giới Việt – Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.

Trả lời: 

Đ        Do nhu cẩu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng.

S        Các sản phẩm của thủ công nghiệp nước ta thời kì này không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân mà còn là cống phẩm cho triều đình phương Bắc.

Đ       Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển rộng rãi trong nhân dân.

Đ       Việc khai thác, sử dụng các kim loại quý như vàng, bạc, đồng ngày càng được đẩy mạnh.

Đ       Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.

Đ       Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.

Đ       Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.

Đ       Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

Đ       Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.

Đ       Các hoạt động thương nghiệp trong nước chủ yếu diễn ra qua hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

Đ       Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X – XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.

Đ       Biên giới Việt – Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.


Bài tập 4 trang 88 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Sự xuất hiện của các làng chuyên làm nghề thủ công nói lên điều gì? Theo em, tại sao trong các làng này, nhân dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp

Trả lời:

– Sự xuất hiện của các làng chuyên làm nghề thủ công có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển thủ công nghiệp thể hiện thủ công nghiệp phát triển quy củ, ổn định và nâng cao trình độ kỹ thuật. Đời sống được cải thiện hơn.

– Trong các làng nghề thủ công nhân dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp vì tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp của kinh tế thời kỳ này.  Khi nông nhàn, người nông dân thường làm những công việc dệt vải, làm nón, đan lát… Sản xuất sản phẩm chủ yếu để giải quyết nhu cầu gia đình, một số khác phục vụ thị trường địa phương.

=> Sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp


Bài tập 5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10

Ở địa phương nơi em sống có những nghề thủ công nào ? Thử đánh giá vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.

Trả lời:

– Ở địa phương nơi em sống có nghề thủ công làm gốm (Thổ Hà)

– Vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương

+ Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông

thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa

+ Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web