Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (ngắn gọn)

1.Đặc điểm ngôn ngữ viết của đoạn trích trong bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt :

– Hoàn cảnh sử dụng: trong văn bản viết cho người đọc tiếp nhận.

– Sử dụng các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,…

– Cách trình bày: chia thành 3 ý, rõ ràng, mạch lạc.

– Dùng các từ chỉ thứ tự (một là, hai là, ba là…) để đánh dấu luận điểm và thứ tự trình bày.

– Dùng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.

– Phần giải thích rõ ràng (nằm trong ngoặc) thể hiện rõ dụng ý của người viết.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở đoạn trích trong truyện Vợ nhặt :

 

– Các từ ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,…

-Cử chỉ điệu bộ: đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…

– Các từ hô gọi : kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…

– Các từ tình thái : có khối… đấy, đấy, sợ gì,…

-Các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp, thay phiên đổi vai cho nhau.

3. Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

a) Cần bỏ từ “trong” (để câu có chủ ngữ) và từ “thì” ; thay từ “hết ý” bằng từ như “rất” (đẹp) hoặc “vô cùng”,…

b) Thay từ “vống lên” bằng “quá mức thực tế” (hoặc từ “vống” bằng từ  “quá”), thay “vô tội vạ” bằng “vô căn cứ”.

c) Bỏ từ “sất”, thay từ “thì ” (từ thứ 2) bằng từ “đến”. 

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web