Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (ngắn gọn)

Câu 1.

I.Đoạn văn thuyết minh

Câu 1.

a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hình thức.’

b. Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu :

   – Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

   – Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

   – Diễn đạt chính xác và trong sáng.

   – Gợi cảm và hấp dẫn.

Câu 2.

  Đoạn văn tự sự Đoạn văn thuyết minh
Giống nhau đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn, thống nhất về nội dung chủ đề, tính liên kết với các đoạn văn khác.
Khác nhau chủ yếu kể, tả và biểu cảm. chủ yếu cung cấp tri thức, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nặng về tư duy khoa học.

Câu 3.

   – Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm 3 phần chính : mở, thân, kết. Mở đoạn giới thiệu chung, thân đoạn phát triển ý, kết đoạn tổng kết nội dung của đoạn.

   – Các ý trong đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh để tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn cho đoạn văn.

II.Viết đoạn văn thuyết

Câu 1.

Dàn ý đại cương cho bài viết :

   a. Về một nhà khoa học:

   – Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

   – Quá trình đến với khoa học dễ dàng hay đầy gian nan thử thách.

   – Những đóng góp của nhà khoa học đó cho nền khoa học.

   – Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

   b. Về một tác phẩm văn học :

   – Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại.

   – Nội dung tư tưởng.

   – Đặc sắc nghệ thuật.

   – Đánh giá, tổng kết về giá trị, tầm ảnh hưởng của tác phẩm.

Câu 2. Lựa chọn ý “Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” : 

   “Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu nhất phải kể đến là yếu tố kì ảo. Ngô Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến thắng hồn ma của tên giặc, xuống một thế giới ngoài trần gian. Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì ảo xen kẽ yếu tố hiện thực làm tăng thêm sắc màu huyễn hoặc và sức hấp dẫn ma lực của thể truyền kì, đồng thời còn thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh người Việt xưa, thế giới cõi âm là sự phản chiếu đời thực.”

 * Khi viết một đoạn văn thuyết minh cần :

   – Xác định được vị trí và nội dung của đoạn văn đó.

   – Có câu chuyển ý, chuyển đoạn để tạo sự liên kết với đoạn khác và với toàn bài

.  – Các ý phải sắp xếp hợp lí, rõ ràng, rành mạch.

   – Có vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp thuyết minh để đoạn văn cụ thể, sinh động, hấp dẫn

III.Luyện tập

Bài 1:   Đây là đoạn nối tiếp đoạn văn ở trên, đoạn này đánh giá, tổng kết giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm :

“Như vậy, có thể thấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vừa đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức Việt, vừa thể hiện niềm tin công lí của nhân dân – chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Đồng thời tác phẩm còn mang nét nghệ thuật đặc trưng của lối truyền kì là yếu tố kì ảo.”

Bài 2: Dàn bài chi tiết thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.

Mở bài

-Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.

-Ông không những là một nhà quân sự đại tài mà còn nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.

-Dù cuộc đời ông phải gánh chịu nhiều bất hạnh, trải qua nhiều thăng trầm và chết trong oan khuất nhưng ông vẫn để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, có giá trị nhiều mặt.

Thân bài

a, Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước:

-Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh- Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây.

-Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

– Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.

-Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

-Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

-Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.

-Năm 1439, triều đình ngày cáng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.

-Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.

-Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.

-Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

→Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

b, Nguyễn Trãi  để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao:

-Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.

-Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc.

+Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại.

+Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

+Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

-Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.

+Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng.

“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

+Bên cạnh hình ảnh người anh hùng, con người trần thế hiện lên rõ nét: Nguyễn Trãi đau với nỗi đau của con người (đau trước thói đời đen bạc: “Bui một lòng người cực hiểm thay”) và yêu tình yêu của con người (yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống):

“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”

+Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cà sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.

→Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.

Kết bài

-Nguyễn Trãi không chỉ suốt đời cống hiến cho sự nghiệp “trí quân trạch dân” mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.

-Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê ngời sáng trên bầu trời Việt Nam.

-Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời.

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web