Câu hỏi tr13 MĐ
Vật nuôi được phân loại như thế nào? Có những phương thức chăn nuôi phổ biến nào ở nước ta? Chúng có ưu và nhược điểm gì? Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi nào? Thế nào là chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh?
Phương pháp giải:
Quan sát hình kết hợp tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Vật nuôi phân loại theo:
+ Nguồn gốc
+ Đặc tính sinh vật học
+ Mục đích sử dụng
* Những phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta:
– Chăn thả tự do:
+ Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.
+ Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.
– Chăn nuôi công nghiệp:
+ Ưu điểm: năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao.
+ Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, quy mô lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
– Chăn nuôi bán công nghiệp
+ Ưu điểm: chất lượng chăn nuôi cao, vật nuôi được đối xử tốt.
+ Nhược điểm: nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cao.
* Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi công nghiệp.
* Chăn nuôi bền vững là nền chăn nuôi bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
* Chăn nuôi thông minh là nền chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.
Câu hỏi tr14 CH1
Kể tên các giống vật nuôi bản địa, vật nuôi ngoại nhập mà em biết.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Vật nuôi bản địa: Gà Đông Tảo, Gà ri, Vịt Bầu
– Vật nuôi ngoại nhập: Lợn Yorkshire, gà Hybro.
Câu hỏi tr14 CH2
Sắp xếp các vật nuôi của địa phương em thành các nhóm theo đặc tính sinh vật học. Hãy nêu những đặc điểm đặc trưng để phân biệt gia súc và gia cầm.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I.2 trang 14 SGK và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Lời giải:
* Sắp xếp các vật nuôi của địa phương em thành các nhóm theo đặc tính sinh vật học:
– Vật nuôi trên cạn và vật nuôi dưới nước:
+ Vật nuôi trên cạn: gà, lợn
+ Vật nuôi dưới nước: cá, cua
– Gia súc và gia cầm:
+ Gia súc: lợn, trâu
+ Gia cầm: gà, ngan
– Vật nuôi đẻ con và vật nuôi đẻ trứng:
+ Vật nuôi đẻ con: lợn, mèo
+ Vật nuôi đẻ trứng: gà, vịt
* Những đặc điểm đặc trưng để phân biệt gia súc và gia cầm:
+ Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
+ Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
Câu hỏi tr15 CH1
Hãy sắp xếp các loại vật nuôi ở địa phương em thành các nhóm theo mục đích sử dụng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.3 và vận dụng kiến thức mục I.3 trang 14 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Vật nuôi lấy thịt: gà, lợn, vịt, bò.
– Vật nuôi lấy trứng: gà, vịt
– Vật nuôi lấy sữa: bò
– Vật nuôi lấy lông: vịt
– Vật nuôi làm cảnh: chó
– Vật nuôi lấy sức kéo: bò
Câu hỏi tr16 CH1
Nêu ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II trang 15 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Ưu điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao.
* Nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: đầu tư ban đầu lớn, quy mô chăn nuôi lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Câu hỏi tr16 CH2
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu các công nghệ đang được áp dụng trong phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các công nghệ đang được áp dụng trong phương thức chăn nuôi công nghiệp:
– Công nghệ vắt sữa tự động
– Công nghệ tắm chải tự động
– Công nghệ cho ăn tự động
Câu hỏi tr16 CH3
Nêu những ưu điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp so với phương thức chăn thả tự do và chăn nuôi công nghiệp.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II.3 trang 16 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những ưu điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp so với phương thức chăn thả tự do và chăn nuôi công nghiệp là:
– Chất lượng sản phẩm chăn nuôi cao hơn.
– Vật nuôi được đối xử tốt hơn.
Câu hỏi tr17 CH1
Nêu những đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục III trang 16,17 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững là:
– Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.
– Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.
– Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.
– Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.
* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh là:
– Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh vào chăn nuôi.
– Có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.
– Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”.
– Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Câu hỏi tr17 CH2
Nêu phương thức chăn nuôi đang được áp dụng phổ biến ở địa phương em, ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi đó
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Phương thức chăn nuôi đang được áp dụng ở địa phương em đó là chăn thả tự do.
* Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp
Câu hỏi tr17 CH3
Trình bày xu hướng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục III trang 16,17 SGK và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Xu hướng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới đều theo hướng phát triển chăn nuôi thông minh.
– Liên hệ tại địa phương: địa phương em đang dần ứng dụng công nghệ thông minh vào chăn nuôi.
* Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.
Câu hỏi tr17 CH4
Hãy phân tích thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em và đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em còn lạc hậu, chủ yếu là chăn thả tự do.
– Đề xuất: đối với vật nuôi tại địa phương em là gà. Theo em, nên áp dụng chăn nuôi bán công nghiệp và áp dụng các công nghệ thông minh vào quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !