Tác giả
Tác giả Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích
1. Tiểu sử
– Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948
– Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Bê-la-rút
2. Tác phẩm chính
– Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983)
– Những nhân chứng cuối cùng (1985)
– Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bưn – Chemobyl (1997)
→Các tác phẩm phi hư cấu của bà đã tạo thành tượng đài của sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta
Tác phẩm
Tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ
1. Thể loại, phương thức biểu đạt
– Thể loại: Truyện kí
– Phương thức biểu đạt: Tự sự, phỏng vấn
2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm
– Tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985.
3. Nội dung chính
Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng của người mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu thương gia đình hơn.
4. Tóm tắt tác phẩm
“Và tôi vẫn muốn mẹ” là tác phẩm truyện kí nói về những kí ức về chiến tranh được lưu giữ qua ký ức của những đứa trẻ vừa chân thực, nhưng cũng đầy khốc liệt. Dưới cái nhìn của nhân vật tôi đó là bức tranh nhiều màu sắc có chút ngây ngô của trẻ con, có cả tình yêu thương sâu sắc dành cho gia đình. Truyện kể về nhân vật tôi, là một cậu bé mới học xong lớp một và vừa xa gia đình. Tuổi thơ của cậu bắt đầu trải qua nhiều khó khăn, mất mát khi có sự xuất hiện của chiến tranh tàn khốc. Cậu cùng những đứa trẻ khác được đưa lên tàu và chở đi chỗ khác. Nhưng cứ đi mãi, đi mãi vì mỗi khi đi đến đâu thì nơi đó lại có chiến tranh. Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ. Nhưng hỏi hết chỗ này đến chỗ kia, qua bao thời gian vẫn không chờ được mẹ của mình. Khi mà chiến tranh đã kết thúc nhưng mà cha mẹ của nhân vật tôi vẫn không đến. Có thể là họ đã mất tích ở đâu đó, cũng có thể đã chết trong chiến tranh. Nhưng nhân vật tôi vẫn đợi, vẫn còn muốn gặp của mình.
5. Nghệ thuật
– Truyện kí một thể loại mang đậm dấu ấn về khắc họa nhân vật
– Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm
– Câu từ dễ hiểu và hợp lí
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !