Tác giả
Tác giả Mác-xim Go-rơ-ki
1. Tiểu sử
– Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop.
– Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn-ga trong một gia đình lao động.
– Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi.
– Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.
– Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.
– Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương.
2. Sự nghiệp
– Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).
Tác phẩm
Tác phẩm Trái tim Đan – kô
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Trích Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki, Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh hùng dịch, NXB Văn học, 2012.
b. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “nở ra trong giây lát”): Sự xuất hiện của những tia lửa
– Phần 2 (tiếp đến “rồi tắt ngấm”): Câu chuyện trái tim Đan-kô
– Phần 3 (còn lại): Cảm xúc về trái tim hùng vĩ của Đan-kô
c. Tóm tắt
Đan-kô dẫn bộ lạc của mình vào rừng sâu để tìm con đường sống, họ gặp những khó khăn khi đi trong rừng. Mọi người trách Đan-kô vì không biết dẫn đường, họ dừng lại và kết tội Đan-kô. Cuộc tranh cãi nổ ra, anh cảm thấy buồn vì mọi người kết tội anh trong khi anh luôn yêu thương và muốn cứu thoát họ. Đan-kô xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra để soi sáng cho mọi người. Rừng núi rẽ lối cho anh đi, mọi thứ đều vượt qua một cách dễ dàng, họ đã ra được rừng để đến với vùng đất mới. Đan-kô đã dũng cảm hi sinh bản thân mình mà không cần đền đáp.
d. Thể loại: Truyện ngắn
e. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người.
Bài học: Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.
b. Giá trị nghệ thuật
– Ngôi kể thay đổi linh hoạt: từ ngôi kể thứ ba chuyển sang ngôi kể thứ nhất
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
– Sử dụng ngôn ngữ giàu hợi hình, gợi cảm
– Sử dụng các yếu tố hư cấu tưởng tượng để tăng giá trị biểu đạt cho câu chuyện
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !