Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học (Ngữ văn 12 tập 1)

a. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

Câu 1:

a. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

A. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông

– Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc

B. Thân bài:

– Nói qua về phong cách nghệ thuật cũng như đôi nét về thơ ca của Tố Hữu.

1. Giải thích như thế nào được gọi là tính dân tộc:

– Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. 

– Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật: 

+ Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. 

+ Về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc.

=> Thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”.

2. Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu:

* Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung

– Đề tài giàu tính dân tộc: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xuôi và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.

– Chủ đề đậm đà tính dân tộc :

+ Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm. 

+ Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc, với nhân dân,với đất nước. 

+ Miêu tả cuộc kháng chiến gian khổ của ta cùng tinh thần của quân và dân.

* Tính dân tộc biểu hiện trong nghệ thuật:

+ Thể loại lục bát được tác giả sử dụng thành công và được coi là thể loại sở trường của Tố Hữu.

– Tố Hữu là người có biệt tài trong việc sử dụng những hình tượng quen thuộc trong thơ ca dân tộc.

+ Nhà thơ sử dụng thành công những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian: “Mình về mình có nhớ ta”.

+ Những hình ảnh bình dị, mang đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

– Âm điệu thơ

+ Có thể dễ dàng nhận thấy thơ Tố Hữu đầy nhạc. Đó vừa là nhạc của thơ, vừa là nhạc của cõi lòng.

+ Thơ Tố Hữu sáng tạo trong việc ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ, gieo vần, sử dụng từ láy.

+ Đọc thơ Tố Hữu, ta thường nghe giọng Huế ngọt ngào. 

C. Kết luận

Khẳng định lại nội dung nghị luận

b. Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ trong bài Tây Tiến – Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

       Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

– Tâm trạng tác giả gửi gắm trong đoạn thơ là nỗi nhớ núi rừng miền Tây gắn với những chặng đường hành quân của Tây Tiến, nhớ đồng đội một thời chiến đấu.

+ Nỗi nhớ da diết về đồng đội, về những năm tháng không thể nào quên phủ khắp bài thơ: Hai câu đầu là nỗi nhớ Sông Mã – nhớ núi rừng miền Tây, nhớ Tây Tiến – chơi vơi, da diết, bâng khuâng.

+ Sáu câu tiếp theo: Theo dòng hoài niệm của nhà thơ, bức tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc hiện lên sống động: miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ nhưng cũng hết sức hiểm trở, dữ dội. Hình ảnh người lính vượt đèo dốc “ngàn thước” mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn bay bổng, lạc quan.

– Hình ảnh đoàn quân: “đoàn quân mỏi”, “anh bạn dãi dầu …bỏ quên đời”, diễn tả những cuộc hành quân, gian khổ đến kiệt sức, thậm chí hy sinh, nhưng với hình ảnh “súng ngửi trời” đã làm toát lên tính cách tinh nghịch, táo bạo, lại khiến hình ảnh người lính nổi bật với ý chí chiến đấu cao độ, tinh thần lạc quan => Nhớ đồng đội trong những cuộc hành quân. 

– Hai câu thơ cuối với sự nồng ấm “cơm lên khói”, mùi hương “thơm nếp xôi” đã mở ra một khung cảnh êm dịu, bình dị, ấm áp, đậm tình quân dân. Đây là giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của người lính. => Nhớ ân tình ngọt ngào của nhân dân Tây Bắc dành cho người lính.

Câu 2:

a. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

– Nét độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ là không miêu tả cụ thể một gương mặt nào của người lính Tây Tiến mà tập trung khắc họa rõ nét mặt chung của cả đoàn quân Tây Tiến.

+ Hai chữ “đoàn binh” tạo một âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát còn hình ảnh “không mọc tóc” lại gợi lên nét ngang tàng của người lính Tây Tiến.

+ Trong cuộc hành quân gian nan vất vả, người lính Tây Tiến không thể tránh được sự mệt mỏi “đoàn quân mỏi“. Quang Dũng đã ghi lại hiện thực đó, thậm chí không giấu giếm sự hi sinh:

      “Anh bạn dãi dầu không bước nữa

 Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

+ Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Cái bi đã được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng.

– Thơ ca kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Quang Dũng không hề che dấu những gian khổ đó nhưng ông không miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn.

– Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng:

 “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

         Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

     Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

+ Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biên cương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương.

+ Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổi trẻ, đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

+ Người lính Tây Tiến khi chết chỉ có manh chiếu (thậm chí không có) quấn thân nhưng tác giả đã thay vào đó tấm áo bào sang trọng. Và khúc nhạc tiễn đưa anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã. Sự thật bi thương vậy mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính Tây Tiến vẫn chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa.

– Tinh thần xả thân của người lính Tây Tiến được diễn đạt bằng những từ Hán Việt hết sức trang trọng: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành… Cách nói giảm nói tránh “về đất” làm mờ đi cái bi thương rồi bị át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

=> Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến.

b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

….

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Tố Hữu, Việt Bắc)  

Những ý chính:

– Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.

* Cảnh Việt Bắc.

+ Núi rừng Việt Bắc hiện lên qua hình ảnh cả 4 mùa: (Mùa đông: Hoa chuối đỏ tươi; mùa xuân: Mơ nở trắng rừng; Mùa hè: Ve kêu rừng phách; Mùa thu: Trăng rọi hoà bình). Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ. 

=> Tác giả đã tả đủ bốn mùa với những đường nét, âm thanh, màu sắc rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc – một phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

=> Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên thật đa dạng trong nhiều thời gian và không gian khác nhau. Cách diễn tả nỗi nhớ rất hàm xúc.

– Nhớ về con người Việt Bắc: Đây là nỗi nhớ sâu đậm nhất.

+ Nhớ người Việt Bắc trong nghèo cực gian khó vẫn giàu tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó với Cách mạng, cùng chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, cùng chung gánh vác mối thù nặng vai. Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)

+ Nhớ hình ảnh cô gái: Đan nón chuốt từng sợi giang, hái măng một mình, nhớ tiếng hát…-> hình ảnh người con gái Việt Bắc chịu thương chịu khó, bình dị mà nghĩa tình thuỷ chung.

=> Với kết cấu đan xen, cứ một câu tả cảnh, một câu tả người đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà, sự đan cài quấn quýt giữa thiên nhiên và con người. Đây là vẻ đẹp đậm màu sắc phương đông.

* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

Câu 3:

a. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

– “Cha mẹ thương nhay bằng gừng cay muối mặn”: Đất nước gắn liền với tình cảm vợ chồng rất Việt Nam, càng gian nan khổ ải thì càng son sắt, thủy chung, được tác giả thể hiện bằng hình ảnh “gừng cay muối mặn”. Hình ảnh này được lấy từ bài ca dao: 

+                                                          Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

+                                                           Muối càng mặn, gừng càng cay

                                                    Đôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi!

– Nói tới tình nghĩa con người, ca dao mượn hình ảnh muối – gừng 

+ Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng.

+ Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau.

– Ở câu ca dao này chúng ta hiểu:

+ Muối ba năm còn mặn nhưng thời gian có thể làm cho muối nhạt dần.

+ Gừng chín tháng còn cay nhưng thời gian sẽ làm cho gừng không còn cay nữa. nhưng với đôi ta:

Tình nặng nghĩa dày, có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

-> Bài ca có kết cấu theo thời gian. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn: tình ta là mãi mãi.

+ Nếu có xa nhau cũng phải ba vạn sáu nàn ngày, một trăm năm, một đời người

+ Nghĩa nặng tình dày bởi gắn bó cả một đời một kiếp.

=> Khẳng định sự ân nghĩa thuỷ chung. Đó chính là văn hoá, có văn hoá, chúng ta có đất nước.

b. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quan Dũng.

Dàn ý:

A. Mở bài: 

– Giới thiệu tác phẩm Tây Tiến

– Khái quát hình tượng người lính Tây tiến

B. Thân bài: phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

– Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian.

– Cuộc sống gian khỏ nơi chiến trường khốc liệt: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm…. mưa xa khơi”. Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội của miền Tây đất nước

* Chân dung hiện thực của người lính:

     “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

– Bên ngoài: ngoại hình khác thường được tạo nên bởi ngòi bút của tác giả:

+ “không mọc tóc”: cạo trọc đầu để thuận tiện cho việc giáp lá cà, có người sốt đến rụng tóc

“xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, bệnh tật,…

– Bên trong: toát lên dũng khí anh hùng và dũng mạnh

+ “đoàn binh không mọc tóc”: hình ảnh hào hùng

+ tính cách oai hùng dữ dội

=> Tác giả không hề che giấu những gian khổ hi sinh của người lính.

* Tâm hồn lãng mạn của người lính:

– Trong đêm hội đuốc hoa: người lính Tây Tiến nghỉ lại ở một bản làng và bữa cơm đầu mùa tỏa hương nếp mới đã xua tan nhọc nhằn đời lính chiến và đưa họ về với cuộc sống đời thường:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

       Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

–                                                          “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

– Mắt trừng: nét oai phong, khát vọng đánh giặc

– Gửi mộng qua biên giới: chiến đấu dũng cảm nhưng cũng rất nhớ quê hương.

– Nỗi nhớ được thể hiện trong giấc mơ.

* Sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến:

+ Trong cuộc hành quân gian nan vất vả, người lính Tây Tiến không thể tránh được sự mệt mỏi “đoàn quân mỏi”. Quang Dũng đã ghi lại hiện thực đó. Thậm chí không giấu giếm sự hi sinh:

      “Anh bạn dãi dầu không bước nữa

 Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

+ Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Cái bi đã được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng.

+ Miêu tả những cái chết không bi lụy

+ Cái chết trở nên bất tử

C. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về hình tượng người lính Tây Tiến

– Nêu rõ sự hi sinh của người lính

– Thể hiện niềm tin yêu đối với người lính.

Câu 4:

a. Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Những ý chính:

• Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

* Nội dung: đều viết về đất nước với một niềm tự hào và yêu mến. Cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

* Nghệ thuật: 

– Lấy những hình ảnh mang tính đặc trưng của dân tộc

– Giọng điệu khi tâm tình, thủ thỉ, khi hào hùng, đau thương trong kháng chiến

– Nhịp thơ: đa dạng, phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả.

• Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

– Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau. Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai:

+ Được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước. 

+ Đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh “bát cơm chan đầy… còn giằng khỏi miệng ta”.

+ Một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

+ Cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

+ Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

– Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, rồi mở rộng ra với “thời gian đằng đẵng – Không gian mênh mông” trong truyền thuyết về thời dựng nước. Cuối cùng, cảm nhận về đất nước lại hướng vào sự phát hiện về đất nước ở trong mỗi con người.

+ Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

+ Miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Nguyễn Khoa Điềm bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

+ Liệt kê những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. 

Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

+ Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian: câu ca dao tục ngữ, truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. 

b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

     ….

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

        (Quang Dũng, Tây Tiến)

Những ý chính cần có:

* Vẻ đẹp kiêu hùng của lính Tây Tiến

– Chân dung của người lính Tây Tiến được vẽ bằng nét bút khác lạ:

    “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

+ Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc xanh hôm nào rụng hết (không mọc tóc) và hậu quả của bệnh sốt rét rừng đã để lại làn da xanh xao như “màu lá”. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng những mái đầu không mọc tóc, màu nước da xanh như màu lá lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Dường như họ xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn.

– Nét độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ là không miêu tả cụ thể một gương mặt nào của người lính Tây Tiến mà tập trung khắc họa rõ nét mặt chung của cả đoàn quân Tây Tiến.

+ Hai chữ “đoàn binh” tạo một âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát còn hình ảnh “không mọc tóc” lại gợi lên nét ngang tàng của người lính Tây Tiến.

* Vẻ đẹp lãng mạn

– Những chàng trai Tây Tiến không chỉ có vẻ đẹp oai hùng của con hổ nơi rừng thiêng mà còn có tâm hồn lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

– Những tâm hồn, trái tim rạo rực yêu thương. Họ chiến đấu trong điều kiện gian khổ nhưng vẫn mơ về Hà Nội. Hình bóng người đẹp ở quê hương là động lực tinh thần thúc giục các anh cầm súng tiêu diệt kẻ thù.

* Vẻ đẹp bi tráng

– Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng:

 “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

         Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

     Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

+ Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biên cương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương.

+ Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổi trẻ, đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.

+ Người lính Tây Tiến khi chết chỉ có manh chiếu (thậm chí không có) quấn thân nhưng tác giả đã thay vào đó tầm áo bào sang trọng. Và khúc nhạc tiễn đưa anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã. 

=> Người lính Tây Tiến vẫn chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa.

– Tinh thần xả thân của người lính Tây Tiến được diễn đạt bằng những từ Hán Việt hết sức trang trọng: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành… Cách nói giảm nói tránh “về đất” làm mờ đi cái bi thương rồi bị át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.

=> Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến.

 Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web