Bài tập 1 trang 42, 43 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
1. Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là :
A. Liên Xô. B. Mĩ.
C. Nhật Bản. D. CHLB Đức
2. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là:
A. khoa học gắn liền với kĩ thuật.
B. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
C. thời gian ứng dụng các phát minh vào sản xuất và đời sống diễn ra nhanh.
D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
3. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhân loại đã bước vào nền văn minh
A. nông nghiệp. C. thông tin.
B. công nghiệp. D. thương mại.
4. Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là:
A. xuất hiện xu thế toàn cầu hoá.
B. bùng nổ dân số.
C. nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao.
D. xuất hiện các loại dịch bệnh mới.
5. Về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình:
A. phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vục, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
C. phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất;
D.sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
6. Tác động tiêu cực về mặt xã hội của xu thế toàn cầu hoá là:
A. gia tăng màu thuẫn giữa các giai cấp về tư tưởng.
B. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
C. gia tăng tình trạng thất nghiệp.
D. gia tăng dân số.
Trả lời:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
B |
D |
C |
A |
B |
B |
Bài tập 2 trang 43 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hoàn thành bảng hệ thống dưới đây về những nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Vấn đề thống kê |
Nội dung chủ yếu |
Nguồn gốc |
|
Đặc điểm |
|
Tác động |
|
Trả lời:
Vấn đề thống kê |
Nội dung chủ yếu |
Nguồn gốc |
– Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. – Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh… – Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ. |
Đặc điểm |
– Khoa học- kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. – Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. – Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. – Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. – Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. |
Tác động |
* Tích cực – Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. – Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo. – Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. * Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh. |
Bài tập 3 trang 44 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Tại sao nói: Trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ?
Trả lời:
– Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
– Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lược mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
– Quá trình đó là : khoa học – kĩ thuật, công nghệ – sản xuất. Đây là một khác biệt so với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII
– Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuât ngày càng được rút ngắn, như : máy ảnh (1727 – 1839), điện thoại (1820 – 1876), nguyên tử (1939 – 1945), laze (1960 – 1962), …
– Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các ngành khác.
Bài tập 4 trang 44 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Bản chất của toàn cầu hoá là gì ? Hãy nêu những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.
– Toàn cầu hoá là
– Biểu hiện
– Tác động
Trả lời:
a) Toàn cầu hoá là
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
b) Biểu hiện
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.( giá trị trao đổi tăng lên 12 lần )
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ thuật
– Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
c) Tác động
* Tích cực
– Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
– Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
* Tiêu cực
– Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội
– Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
– Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !