Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (ngắn gọn) – Hồ Chí Minh

Câu 1: Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PHẦN I.

Câu 1: Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. những tác phẩm văn học xuất sắc của Hồ Chí Minh thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng , tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.Tìm hiểu thơ văn Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy những bài học vô cùng cao quý.

Câu 2: Những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh:

* Văn chính luận

– Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); “Tuyên ngôn Độc lập” (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

* Truyện và kí

– Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

* Thơ ca

– Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

–  Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng.Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ ca tuyên truyền cách mạnh gần gũi với ca dao, giản dị, dễ nhớ.

Bài học: 

– Tình thương con người là lớn lao và cao cả, lòng nhân đạo là đức tính cao đẹp nhất của Bác Hồ. Tình cảm này vừa cụ thể, vừa bao la, vừa ở nhận thức vừa ở hành động.

– Thơ Bác là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: cổ diện và hiện đại. – Một tâm hồn nhảy cảm và dễ rung động trước tạo vật và con người.

– “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”

 – “Đại nhân, đại trí, đại dũng”.

PHẦN II.

Câu 1: Nêu bố cục của bản “Tuyên ngôn Độc lập”

 Bố cục bản “Tuyên ngôn Độc lập” gồm 3 phần

– Phần 1: cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

– Phần 2: tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

– Phần 3: lời tuyên bố độc lập của nhân dân.

Câu 2: Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ.

Câu 3: Bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã lật tẩy bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lí lẽ và sự thật hùng hồn, không thể chối cãi được. (Phân tích đoạn 2 và đoạn 3).

Câu 4: Tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.

Luyện tập:

Bản “Tuyên ngôn Độc lập”từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hung hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web