Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – SBT

Làm rõ vai trò của các nhân tố tự nhiên đối với việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta bằng cách hoàn thiện bảng sau:

Bài 1 trang 55 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Làm rõ vai trò của các nhân tố tự nhiên đối với việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta bằng cách hoàn thiện bảng sau:

Nhân tố

Đặc điểm

Tác động

Thuận lợi

Khó khăn

Khí hậu

 

 

 

Địa hình và đất đai

 

 

 

Trả lời:

Nhân tố

Đặc điểm

Tác động

Thuận lợi

Khó khăn

Khí hậu

-Chế độ nhiệt ẩm phong phú

-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc Nam

-Cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm

-Có thể áp dụng các phương thức canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ..

– Tính bấp bênh của nông nghiệp nhiệt đới

– Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất nông nghiệp.

Địa hình và đất đai

-Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng

 

-Đa dạng các sản phầm nông nghiệp cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng

Chiều cao địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ  và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

 


Bài 2 trang 55 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Hoàn thành bảng so sánh những nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa

Tiêu chí

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

Mục đích

 

 

Quy mô sản xuất

 

 

Hướng chuyên môn hóa

 

 

Đầu tư, trang thiết bị

 

 

Hiệu quả sản xuất

 

 

Phân bố

 

 

Trả lời:

Tiêu chí

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

Mục đích

Mang tính chất tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ

Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tạo ra nhiều lợi nhuận phục vụ xuất khẩu

Quy mô sản xuất

-Quy mô nhỏ, manh mún, phân tán

-Quy mô tương đối lớn

-Mức độ tập trung cao

Hướng chuyên môn hóa

-Không quan tâm đến thị trường

-Tự cấp, tự túc

– Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa

– Thị trường tác động lớn đến sản xuất

Đầu tư, trang thiết bị

-Chủ yếu sử dụng sức người và động vật

– Kĩ thuật thô sơ lạc hậu

-Sản xuất nhiều loại, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ

-Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp

-Kĩ thuật tương đối tiên tiến

-Chuyên môn hóa thể hiện tương đối rõ

Hiệu quả sản xuất

-Năng suất lao động thấp

-Năng suất cây trồng vật nuôi kém

-ahieeju quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

– Năng suất lao động cao

-Năng suất cây trồng vật nuôi cao

-Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

 

Phân bố

-Nhiều nơi trên cả nước

-Tập trung ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn

– Nhiều nơi trên một số vùng

-Tập trung ở các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi

 


Bài 3 trang 56 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Cho bảng số liệu sau:

SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI CỦA CẢ NƯỚC, ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2010

(Đơn vị: trang trại)

Các loại trang trại

Cả nước

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng số

145880

15945

69830

Cây hàng năm

42613

1078

34495

Cây công nghiệp lâu năm

25655

9623

3352

Chăn nuôi

23558

4089

3281

Nuôi trồng thủy sản

37142

777

26894

Các loại khác

16912

378

1808

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại trang trại của cả nước và 2 vùng trên.

b) Nhận xét và giải thích

Trả lời:

a) -Xử lý số liệu:

(Đơn vị:%)

Các loại trang trại

Cả nước

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng số

100

100

100

Cây hàng năm

29.2

6.7

49.4

Cây công nghiệp lâu năm

17.6

60.4

4.8

Chăn nuôi

16.1

25.6

4.7

Nuôi trồng thủy sản

25.5

4.9

38.5

Các loại khác

9.4

2.4

2.6

Vẽ biểu đồ:

b) Nhận xét và giải thích:

– Nhận xét:

Ở Đông Nam Bộ:

+ Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (đất badan, đất xám; khí hậu mang tính chất cận xích đạo,…).

+ Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp,…

– Ở đồng bằng sông Cửu Long:

+ Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất do ở đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ, hải triều, cánh rừng ngập mặn,…

+ TIếp theo là trang trại trồng cây hằng năm, do ở đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và do nhu cầu lớn…

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web