Câu 1:
Nguồn gốc và lịch sử phát triển |
Đặc điểm của loại hình đơn lập |
a. Nguồn gốc: tiếng Việt thuộc: – Họ: ngôn ngữ Nam Á – Dòng ngôn ngữ Môn – Khơmer – Nhánh: tiếng Việt – Mường chung
b. Các thời kì trong lịch sử: – Tiếng Việt trong thời kì dựng nước – Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc – Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ – Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc – Tiếng Việt trong thời kì: từ sau Cách Mạng tháng Tám đến nay. |
a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
b. Từ không biến đổi hình thái,
c. Biện pháp chủ yếu đế biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
|
Câu 2:
|
PCNN sinh hoạt |
PCNN nghệ thuật |
PCNN chính luận |
PCNN báo chí |
PCNN khoa học |
PCNN hành chính |
Thể loại văn bản tiêu biểu |
– Dạng nói (độc thoại, đối thoại)
– Dạng viết (nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân)
– Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn học) |
– Thơ ca, hò, vè,…
– Truyện, tiểu thuyết, kí,…
– Kịch
|
– Cương lĩnh, tuyên ngôn
– Xã luận
– Các báo cáo. tham luận, phát biểu,… |
– Bản tin
– Phóng sự
– Tiểu phẩm
– Phỏng vấn
– Quảng cáo
|
– Chuyên luận, luận án
– Giáo trình, giáo khoa
– Sách báo khoa học..
|
– Nghị định thông tư, thông cáo chỉ thị, quyết định.
– Giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ. |
Câu 3:
|
PCNN sinh hoạt |
PCNN nghệ thuật |
PCNN chính luận |
PCNN báo chí |
PCNN khoa học |
PCNN hành chính |
Các đặc trưng cơ bản |
– Tính cụ thể. – Tính cảm xúc. – Tính cá thể.
|
– Tính hình tượng – Tính truyền cảm – Tính cá thể hoá |
– Tính công khai về quan điểm chính trị – Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận – Tính truyền cảm, thuyết phục. |
– Tính thông tin thời sự – Tính ngắn gọn – Sinh động, hấp dẫn |
– Tính trừu tượng, khái quát – Tính lí trí, logíc – Tính phi cá thể
|
– Tính khuôn mẫu – Tính minh xác – Tính công vụ |
Câu 4:
– Văn bản (a) thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
+ Về từ ngữ: sử dụng thuật ngữ chuyên môn (vê tinh, phản chiếu,…); sử dụng từ ngữ toàn dân.
+ Cách trình bày ngắn gọn, sử dụng dấu (:) thay cho từ “là”.
+ Ngôn ngữ trung tính, không sử dụng các biện pháp tu từ.
– Văn bản (b) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Về từ ngữ: sử dụng từ địa phương “giăng” (trăng), từ ngữ giàu sức biểu cảm, gợi hình ảnh.
+ Có sử dụng các phép tu từ: so sánh, lặp cú pháp câu.
Câu 5:
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
b. Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu của văn bản:
– Về cách trình bày: được soạn thảo theo kết cấu thống nhất có 3 phần theo một khuôn mẫu quy định.
– Về từ ngữ: Có lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao: quyết định, căn cứ, xét đề nghị, đồng chí,…
– Về kiểu câu: Có câu rất dài. Một số chú ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
c. Tham khảo:
Hôm nay, ngày… tháng… năm… Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm y tế (BHYT) Hà Nội. BHYT Hà Nội chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội, đặt trụ sở tại 18 Hàng Lược, Hà Nội. BHYT Hà Nội ra đời nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác của người dân. Tại mỗi quận, huyện đều được tổ chức các chi nhánh của BHYT Hà Nội.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !