Câu 1:
* Thể văn tế
a. Khái niệm: Loại văn gắn với tang lễ, bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã khuất.
b. Đặc điểm
– Gồm 2 nội dung:
+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.
+ Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống
-Âm hưởng: bi thương
– Giọng điệu: lâm li, thống thiết
– Viết theo nhiều thể: văn xuôi, lục bát, phú…
c. Bố cục: 4 đoạn
– Đoạn lung khởi: luận chung về lẽ sống chết
– Đoạn thích thực: kể công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.
– Đoạn ai vãn: niềm thương tiếc đối với người đã chết
+ Đoạn kết (khốc tận): bày tỏ niềm thương tiếc và lời cầu nguyện của người đứng tế.
* Bố cục tác phẩm
– Đoạn 1: Từ đầu… ‘vang như mõ”: (thích thực) khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người chiến sĩ nông dân.
– Đoạn 2: Tiếp theo… “tàu đồng súng nổ”: (thích thực): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong đời thường và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
– Đoạn 3: Tiếp theo … “ai cũng mộ”: (ai vãn): bài tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người đã chết.
– Đoạn 4: Còn lại (kết): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.
Câu 2:
a. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân
Họ là người nông dân nghèo khổ, kiền lành, chất phác quanh năm chỉ biết dến ruộng đồng, chỉ quen với việc cuốc, cày, bừa, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, cui cút làm ăn. Họ chưa quen cung ngựa, mũi giáo, không biế tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ,…
Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi, tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc: ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ, trắng lốp, đen sì,… đất nước có ngoại xâm, họ chờ đợi triều đình mà không có hồi âm nên đã vô cùng nhức nhối, căm hận.
Từ đó, họ tự hận thức trách nhiệm của mình: tự nguyện xung quân chiến đấu, quyết tâm đuổi giặc. Trước sự tối tân tron trang bị của địch: súng ống, tàu thiếc, tàu đồng thì về phía ta chỉ có: manh áo vải, rơm con cúi, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, không học binh thư, không được tập rèn, bày bố. Tuy có thô sơ, thiếu thốn nhưng người dân đã chiến đấu dũng cảm: đốt xong, chém rớt, đạp rào, xô cửa, đâm ngang, chém ngược. Đó là một khí thế tấn công như vũ bão, làm tăng vẻ đẹp tráng ca, hiên ngang, bất khuất, kiên cường, đẹp trong tư thế ngẩng cao đầu, tay cầm vũ khí.
Qua đoạn văn tế trên, tác giả đã phát hiện và ca ngợi bản chất cao quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải của những người nông dân lam lũ là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương. Đó là tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại
b) Giá trị nghệ thuật
– Hình ảnh nhân vật được xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật: những người nghĩa sĩ. Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế lẫm liệt hiên ngang.
– Từ mộc mạc, giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ=>chân thực mà tinh tế
– Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác. Hình ảnh so sánh, sử dụng những động từ mạnh =>xả thân vì nghĩa lớn
=> Nổi bật lên hình tượng nhân vật. Thông qua đó là sự cảm thông, là niềm kính phục và tự hào của tác giả.
Câu 3:
Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc: Đó là nỗi xót thương đối với những người dân lao động hay đúng hơn giờ họ là những chiến sĩ đã phải hi sinh cho đất nước, cho dân tộc. Họ ra đi khi sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành. Là nỗi xót xa của những người nơi hậu phương, tiên tuyến: gia đình mất người thân, với những mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Và đó là nỗi căm hận đối với những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le: những kẻ xâm lược, chính quyền bù nhìn.
⟹ Đó là tâm trạng đau đớn hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.
b) Đó là tiếng khóc vô cùng đa thương nhưng khồn hề bi luỵ. Đoạn thơ hiện lên với lời văn xót xa, bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ ngoài nỗi uất ức, nghẹn ngào, tiếc hận là nỗi căm hờn quân thù tột độ. Tiếng khóc tràn đầy lòng tự hào, mến phục, ngợi ca, tiếp nối ý chí, sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ. Họ lấy cái chết làm rạng ngời chân lí của thời đại.
Câu 4:
Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, nó được biểu hiện qua những câu thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ.
* Qua giọng điệu đa dạng: lúc bi tráng, hào hùng, thống thiết mang đặc trưng của bài văn tế, khi thì da diết, chìm lắng, ki thì cương trực, chân chân.
* Qua hình ảnh sống động (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già, ngòn đèn khuya leo lét, …).
Và nó được thế hiện qua một số câu văn như:
– “Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng… đến hết”. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.
– “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” => bộc lộ trực tiếp tình cảm đau đớn, xót thương của tác giả cho nhứng người đã hi sinh
– “Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ.” => sự khảng khái, dứt khoát.
Luyện tập:
Câu 2:
Một số câu thể hiện đầy đủ và sâu sắc triết lí nhân sinh như giáo sư Trần Văn Giàu đã viết như:
– “Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Câu thơ đã biểu thị thái độ sống của những nhà Nho yêu nước.
– “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. => Ý chí quyết không theo Tây
– “Thà thác mà trả nước non rồi nợ, dành thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.” Thà hi sinh vì dân tộc, đất nước để được đời người tưởng nhớ còn hơn là đầu Tây để hưởng vinh hoa.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !