Câu 1:
Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng định sức sống, sức vươn lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân hận thù của tình người, của chủ nghĩa nhân văn.
Trong toàn vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận. Tuy nhiên trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như là một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.
Để làm rõ những xung đột kịch trong đoạn trích, cần trả lời các câu hòi sau:
– Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?
– Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.
– Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào?
– Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?
Từ việc phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật, chỉ ra xung đột kịch của đoạn trích.
Câu 2:
Tóm lược đặc trưng của văn nghị luận, các kiểu loại văn nghị luận và yêu cầu về đọc văn nghị luận.
+ Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận…giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.
+ Các kiểu văn nghị luận:
– Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, thư dụ…), nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình…)
– Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình,. nghiên cứu, bình giảng, phân tích…)
+ Yêu cầu đọc văn nghị luận
– Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
– Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.
– Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.
– Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm.
– Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết.
– Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người viết.
LUYỆN TẬP:
Câu 1:
Xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (Trích kịch Rô-mê-ô Giu-li-ét của Sếch-xpia): xung đột giữa tình yêu của 2 người và sự cản trở bởi thù hận của hai dòng họ. Họ sẵn sàng từ bỏ tên họ, dòng họ mình để bảo vệ tình yêu trong sáng, mê say, mãnh liệt. Ở đoạn trích “Tình yêu và thù hận” xung đột này không gay gắt bằng những cảnh ở phần sau nhưng mối thù hận giữa hai dòng họ vẫn là sự cản trở lớn đối với tình yêu mới bắt đầu nhưng vô cùng mãnh liệt, thiết tha của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Câu 2:
Nghệ thuật lập luận trong văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”.
– So sánh:
+ tương đồng tạo ra sự đối sánh song song nhằm nhấn mạnh hai cống hiến vĩ đại như nhau: từ ngữ so sánh “giống như ”, Theo kiểu cấu tạo: Nếu (A) đã … thì (B) cũng …
+ đối lập, tương phản để nhấn mạnh ý nghĩa to lớn mà Mác đã phát hiện.
– Lập luận so sánh tăng cấp: “ Nhưng không chỉ có thế thôi ” , “ Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu của Mác ”
+ Liệt kê, chứng minh.
+ Kết cấu hai đoạn văn.
=> Lập luận chặt chẽ thuyết phục
– Hệ thống luận điểm rõ ràng và quan hệ chặt chẽ với nhau.Thông báo về sự qua đời của Các-mác,đánh giá sự nghiệp của ông và bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !