Soạn bài Thao tác lập luận phân tích (ngắn gọn)

- Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại bất chính

I.Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích:

1. Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho sự đồi bại trong xã hội Truyện Kiều

2. Tác giả đã phân tích ý kiến của mình như sau:

– Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại bất chính

– Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại, bất chính

3. Đoạn trích có sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lập luận phân tích và tổng hợp

4. Một số đối tượng phân tích trong văn nghị luận như:

– nghị luận xã hội: thói hư tật xấu trong xã hội, đức tính tốt đẹp,…

– nghị luận văn học: phân tích tính cách nhân vật trong tác phẩm, phân tích quan điểm của tác giả,…

5.

– Phân tích trong văn nghị luận là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, nêu lên bản chất của đối tượng. Mục đích của phân tích là làm sáng tỏ ý kiến, quan niệm nào đó.

II. Cách phân tích

* Ngữ liệu (1)

– Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái).

– Phân tích theo quan hệ kết quả – nguyên nhân:

  + Nguyễn Du chủ yếu vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền (kết quả).

  + Vì một loạt hành động gian ác, bất chính do đồng tiền chi phối… (giải thích nguyên nhân)

– Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: Phân tích sức mạnh của đồng tiền  Thái độ phê phán, khinh bỉ của Nguyễn Du khi nói đến đồng tiền.

     Trong quá trình lập luận, phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: Từ chỗ nêu lên được sức mạnh của đồng tiền, thái độ hành xử của các tầng lớp xã hội đối với đồng tiền, tác giả kết lại bằng cách đồng tình với thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội đó.

 LUYỆN TẬP:

Bài 1:

a) Để phân tính những nỗi niềm riêng cua Thuý Kiều, tác giả đã phân tích từng câu thơ có liên quan đến tâm trạng, tình cảnh của Thuý Kiều.

b) Quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan. Đối tượng được phân tích trong đoạn văn đó là tác giả phân tích những câu thơ mang nét rất riêng cho phong cách thơ Xuân Diệu để từ đó nói lên cái cảm xúc của nhà thơ.

 Bài 2:

Bài thơ là một minh chứng cho nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương.

Trong bài thơ, ta có thể thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc của nhà thơ. Mỗi hình ảnh trong bài thơ đều mang những nét đặt trưng rất tiêu biểu cho thiên nhiên, gần gũi mà mộc mạc song đều thể hiện được rõ tâm ý của nhà thơ.

  Xuân Hương sử dụng nghệ thuật dùng từ trái nghĩa. Hệ thống từ và hình ảnh trái nghĩa trong bài thơ được tác giả

  Đó còn là nghệ thuật sử dụng phép đảo trật tự cú pháp.

Sử dụng những hệ thống từ loại đan xen: động từ mạnh, các tính từ đặc trưng và rất tiêu biểu, từ láy (văng vẳng),…

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web