Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoàn ca) (ngắn gọn) – Cao Bá Quát

+ Hình ảnh người đi trên cát mờ mịt, núi muôn lớp, …vừa đi vừa lệ tuôn đầy. Qua đó thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng.

Câu 1:

– Những yếu tố tả thực:

   + Hình ảnh bãi cát (điệp ngữ): biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn. Con đường đi tìm lý tưởng cao đẹp của người quân tử vô cùng gian nan và thử thách.  

+ Hình ảnh người đi trên cát mờ mịt, núi muôn lớp, …vừa đi vừa lệ tuôn đầy. Qua đó thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng.

Câu 2:

Nội dung của 6 câu thơ đó là đề cập đến sự nhận thức về con đường danh lợi của Cao Bá Quát. Đó chính là nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh.

Đầu tiên tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh. Tuy nhiên sau đó, ông cũng hiểu được rằng danh lợi có tác dụng cám dỗ ghê gớm mà không ai có thể cưỡng lại được. Tác giả biết là con đường danh lợi rất khó khăn “tất cả”, nhưng cũng phải theo vì hơi men của nó.

 Sáu câu thơ cho thấy tư tưởng rất rõ ràng của tác giả về cong đường công danh, sự nghiệp.

Câu 3:

   Tâm trạng của người lữ khách khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tâm trạng bế tắc của người đi đường, chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. Nỗi niềm bi phẫn cực độ “ anh đứng làm chi trên bãi cát?” Câu hỏi tu từ là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, dây dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?

 Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

Câu 4:

Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn…  

Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Những câu thơ: “Không học được….giận khôn vơi” với nhịp điệu đều, chậm, buồn để cho thấy tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh- lợi danh…Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.

II. Luyện tập

 Bài thơ đã biểu lộ sự chán ghét của một ngời trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống. Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ đó đã thể hiện một Cao Bá Quát với nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

 Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến Cao Bá Quát đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web