A. Chuẩn bị:
1. Xác định chủ đề: một mặt hay toàn bộ quá trình dạy học môn ngữ văn
2. Xác định mục đích : để nắm thực trạng hay để đổi mới phương pháp dạy học.
3. Xác định đối tượng trả lời phỏng vấn: GV hay HS, cá nhân hay tập thể…
4. Xác định câu hỏi phỏng vấn: số lượng, tính chất, mức độ, khó dễ:
– Câu hỏi cho cả học sinh và giáo viên:
“Vai trò của Văn học trong cuộc sống?” Từ đó cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môn Ngữ Văn và định hướng phải học tốt ngữ văn.
– Câu hỏi cho
+ Giáo viên:
“ Thầy cô có những phương pháp giảng dạy như thế nào? Làm sao để dẫn dắt học sinh của mình trở nên yêu thích ngữ văn, để một học sinh dù không có khiếu viết văn cũng có thể viết văn tốt?”
+ Học sinh: “Em cảm nhận như thế nào về phương pháp dạy môn Ngữ Văn của giáo viên? Có tạo hứng thú, niềm yêu thích với môn ngữ văn trong em hay ko?”
– Mối liên quan tương trợ giữa giáo viên và học sinh:
+ Học sinh phải có thái đội và cố gắng trong việc học môn Ngữ Văn như thế nào? Giáo viên phải giúp đỡ ra sao?
+ Những khó khăn, thuận lợi thường gặp phải?
– Những giải pháp, cách làm để cải thiện tình hình học môn Ngữ Văn.
B. Thực hiện phỏng vấn
1. Đóng vai người phỏng vấn
2. Đóng vai người trả lời phỏng vấn
Các nhóm tiến hành trình bày theo đề tài đã chọn.
C. Rút kinh nghiệm
– Ưu điểm: biết cách tiến hành quá trình phỏng vấn bước đầu đã biết chọn vấn đề mang tính thời sự, hệ thống câu hỏi cơ bản…
– Nhược điểm: Hạn chế về kiến thức đời sống, mục đích 1 số nhóm chưa rõ ràng, hệ thống câu hỏi chưa thật lôgíc. Phần lớn phỏng vấn chưa hấp dẫn vì người trả lời chưa hoàn toàn nhập cuộc có khi đóng vai còn e dè.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !