Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ (ngắn gọn) – Hàn Mạc Tử

+ Cảnh trong buổi bình minh với những nét vẽ đặc sắc. Từ “nắng” hai lần trong một câu thơ  ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn, bao phủ khắp không gian.

Câu 1:

Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

“Thôn Vĩ”:

+ Cảnh trong buổi bình minh với những nét vẽ đặc sắc. Từ “nắng” hai lần trong một câu thơ  ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn, bao phủ khắp không gian.

+ Vẻ đẹp của màu xanh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

“Mướt”: màu xanh của sự mỡ màng, non tơ

 gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ, của xứ Huế.

+ Vẻ đẹp của người thôn Vĩ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Thấp thoáng hiện ra sau những cành trúc..Đó là nét đậm hiện ra sau những nét thanh.

 duyên dáng.

 + Miền quê đẹp, thơ mộng, trữ tình, điểm đến hấp dẫn

+ Nơi người thương đang sinh sống

 Tăng thêm mong mỏi được trở về với xứ Huế.

 Vẻ đẹp của cảnh và người hòa quyện tạo nên nét quyến rũ riêng của thôn Vĩ để làm bùng cháy nỗi khát khao được về thăm thôn Vĩ dù chỉ một lần của Hàn Mặc Tử.

⟹ Tâm trạng nhà thơ Ẩn chứa sau đó là ánh mắt đắm say, tấm lòng tha thiết với thôn Vĩ, với cuộc đời của Hàn Mặc Tử trong những ngày bệnh tật.

Câu 2:

Những hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ thứ 2:

Ở khổ thơ thứ 2, chúng ta như đang lạc trong một khung cảnh toàn thiên nhiên nhưng lại trái tự nhiên: “gió theo lồi gió, mây đường mây”. Gió mây chia lìa đôi ngả cũng khiến cho dòng nước thấm thêm nỗi buồn, nỗi cô đơn, xa vắng: “dòng nước buồn thiu”. Hình ảnh “hoa bắp lay”càng khiến cho cảnh vật hiu hắt, cô quạnh làm tăng nỗi buồn lên, tâm trạng như càng nặng nề, chán nản hơn.

Câu 3:

Tâm sự của nhà thơ trong khổ thơ thứ 3:

Khổ thơ này như ngập tràn trong cơn mơ của tác giả.

+ Điệp ngữ “khách đường xa” được nhắc lại hai lần như để thể hiện niềm khao khát, mơ mộng, hướng đến một điều gì đó không có trong thực tại. Nó như lời tâm sự của nhà thơ với chính mình, là một niềm xót xa, hối tiếc. Câu thơ mang một nỗi tuyệt vọng đến đớn đau, đến xót xa. – – Ngoài ra cũng có thể hiểu “khách đường xa” ở đây là một người tri kỉ, một người thôn Vĩ. Hàn mơ về họ, liệu người thôn Vĩ còn nhớ hay đã quên nhà thơ rồi?

 + “Em” có thể là cô Kim Cúc, cũng có thẻ là người con gái thôn Vĩ, có thể là cô Mồng Cầm, là cô Mai Đình hay là 1 cô gái nào đó đã đi qua cuộc đời của Hàn. Dù là ai thì tất cả bây giờ chỉ là ảo ảnh. Không phải sắc áo quá trắng quá nhìn không ra mà có lẽ chính bởi những ảnh đó bây giờ chỉ là miền hoang tưởng, không thật nữa rồi, chỉ còn trong sự mờ ảo, mơ mộng hão huyền. Từ đó cho thấy sự tuyệt vọng của Hàn. Sương và khói đều làm tăng thêm màu hư ảo, mộng mơ của xứ Huế nhưng chúng cũng có màu trắng hòa cùng màu trắng của “áo em” càng làm cho hình ảnh con người thấp thoáng, mờ ảo, thực như hư. Đồng thời, cảnh tượng đó như tượng trưng cho bao cái huyền của cuộc đời làm cho tình người trở nên ngăn cách và xa lạ.

Sự hoài nghi trong câu thơ cuối:

Câu thơ cuối như mang chút hoài nghi mà vẫn chứa chan niềm thiết tha với cuộc đười, với một tình yêu sâu thẳm. Từ “ai” xuất hiện toàn bộ bài thơ như 1 hệ vi mạch. “Ai” ở đây chính là con người trong cõi phù sinh, đau thương. Nhà thơ làm sao biết đươc “ai” kia là con người giữa dòng đời xứ Huế kia có chan chứa tình cảm hay không hay cũng mờ ảo, dễ có chóng tan như làn sương mờ ảo kia.

Cuộc đời vẫn đẹp là thế, thiên nhiên thôn Vĩ vẫn luôn tinh khôi, tràn trề sức sồng là thế và con người nơi đây cũng thân thuộc, đẹp đã là thế nhưng Hàn lại phải đối mặt với một thực tại chia lìa mãi mãi. Từ đó càng cho thấy sự luyến tiếc với cuộc đời, tha thiết được sống của tác giả.

Câu 4:

Điểm đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ:

– Tứ thơ:

Bài thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương thơ mộng. Hàn Mặc Tử đã viết từ cảnh thật, cụ thể cho đến những hình ảnh mang tính tượng trưng. Tác giả tả cảnh vật thiên nhiên còn dành khổ cuối để tả người trong bối cảnh thiên nhiên đó. Mỗi bức tranh trong bài thơ hiện lên từ thực rồi dần dần chuyển sang ảo: bức tranh thôn Vĩ tươi sang, tinh khôi; sau đó đến những hình ảnh thuyền trên sông trăng lung linh, huyền ảo và cuối cùng là một cảnh tượng vô cùng mờ ảo sương khói, mông lung không rõ là mơ hay thực.

– Bút pháp của bài thơ:

Tác giả đã mượn cảnh tả tình. Bút pháp nghệ thuật của bài thơ được kết hợp một cách hài hòa, nhịp nhàng giữa cảnh thật và cảnh tượng trưng, giữa cái thực tế với cái lãng mạn, trữ tình. Cả hai đan xen nhau để thể hiện nỗi niềm thầm kín mà Hàn Mặc Tử muốn bộc lộ với người yêu cùng với lòng tha thiết với cuộc sống, cuộc đời.

LUYỆN TẬP:

Câu 1:

Những câu hỏi trong bài thơ không phải là những câu hỏi vấn đáp. Ở đây, tác giả hỏi đề bày tỏ tâm trạng.

+ Khổ 1: Câu hỏi” Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”.  Có thể là câu hỏi của cô gái Huế (cụ thể hơn là người trong mộng của Hàn Mặc Tử: Hoàng Thị Kim Cúc)

-> mang hàm ý trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng; nhắc nhở, mời mọc duyên dáng. Cũng có thể hiểu chủ thể câu hỏi là chính tác giả: tự phân thân để chất vấn mình -> hàm ý trách mình, nhắc mình, dự cảm đau lòng về sự chia biệt và xa cách; trước đã không về, giờ không về và sau này cũng không thể về.

+ Khổ 2: Câu hỏi  “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?” Toát lên niềm hi vọng đầy khắc khoải. Đó là khát khao, là ước vọng được giao duyên, được hội ngộ của nhà thơ gửi gắm qua chữ “kịp”.

+ Khổ 3. Câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” hỏi “Khách đường xa” hay cũng là tự hỏi mình, thể hiện tâm trạng hoài nghi. Đó là nỗi trăn trở của thi sĩ về tình người, tình đời. Nó không chỉ gói gọn là tình duyên của tác giả với Hoàng Cúc mà đó còn là tình yêu giữa người với người. Chỉ khi đặt vào những bi kịch của cuộc sống, là bệnh tật, là đau thương thì mới rõ có “đậm đà”, nồng thắm hay không? Vì vậy, đại từ phiếm chỉ “Ai” ở đây, không nói rõ một đối tượng cụ thể nên nó có tính khái quát cao. Chỉ mối tinh giữa người với người, và sau bao nhiều năm đã có rất nhiều thế hệ độc giả đồng cảm với nhà thơ!

Câu 2:

– Bài thơ được in trong tập “Thơ điên”, được sáng tác trong một hoàn cảnh thật tối tăm, tuyệt vọng (bệnh tật giày vò, nỗi ám ảnh về cái chết, về sự xa lành của người đời). Hơn nữa mối tình với người con gái Huế là nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết nên thi phẩm, mà tấm bưu ảnh là sự khơi gợi trực tiếp cảm xúc. Không nên đồng nhất mối tình ấy với tình cảm bức tranh thơ.

– Những gì Hàn Mạc Tử thể hiện trong bài thơ không chỉ là một bức tranh đẹp về miền quê đất nước, thông qua đó cho thấy tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

 Sự thương xót và cảm thông với số phận của tác giả đồng thời thể hiện sự cảm phục với một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cảm vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra một bài thơ tài hoa về tình đời, tình người.

Câu 3:

Đọc bài thơ, chúng ta đều thấy được một bức tranh thiên nhiên xứ Huế đẹp, mộng mơ, trong sáng, thông qua đó cho thấy tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

 – Bài thơ này làm hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước, với con người xứ Huế đoan trang, dịu dàng.

– Ngoài những ý ở trên thì bài thơ còn chính là tiếng lòng của tác giả- một người tài hoa đang trong một hoàn cảnh cận kề với sự sống nhưng vẫn luôn khao khátyêu đời, yêu người. Đó thứ tình cảm chân thành mà sâu sắc của Hàn Mạc Tử đã khiến cho bài thơ tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm trí bạn đọc.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web