Soạn bài Ôn luyện về dấu câu (ngắn gọn)

I.TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU

STT

Dấu câu

Công dụng

1

Dấu chấm, kí hiệu (.)

Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài

2

Dấu chấm hỏi, kí hiệu (?)

Thường dùng ở cuối câu hỏi (câu nghi vấn). Khi đọc phải ngắt câu ở dấu chấm hỏi với ngữ điệu hỏi (thường lên giọng ở cuối câu)

3

Dấu chấm lửng, kí hiệu (…)

Dấu câu dưới dạng 3 chấm (…) đặt cạnh nhau theo chiều ngang.

Dấu chấm lửng dùng để:

+ Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động.

+ Biểu thị chỗ ngắt dài dòng với ý châm biếm, hài hước.

+ Ghi lại chỗ kéo dài âm thanh.

+ Để chỉ rằng lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong dấu ngoặc vuông […]

+ Để chỉ ra rằng người viết chưa nói hết (đặc biệt khi nêu ví dụ).

4

Dấu chấm phẩy, kí hiệu (;)

Dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới (;) dùng để phân biệt các thành phần tương đối độc lập trong câu:

+ Trong câu ghép, khi các vế câu có sự đối xứng về hình thức.

+ Khi các câu có tác dụng bổ sung cho nhau.

+ Ngắt vế câu trong một liên hợp song song bao gồm nhiều yếu tố. Khi đọc, phải ngắt câu ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với dấu chấm.

5

Dấu chấm than, kí hiệu (!)

Dấu câu đặt cuối câu cảm thán hoặc cuối câu cầu khiến, báo hiệu khi đọc phải ngắt câu và có ngữ điệu (cảm hoặc cầu khiến) phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.

6

Dấu gạch ngang, kí hiệu (-)

Dấu câu dưới dạng một nét gạch ngang (-), dùng để:

+ Phân biệt phần chêm, xen.

+ Đặt trước những lời đối thoại hay đặt giữa câu để giới thiệu người nói.

+ Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng một dòng.

+ Đặt giữa ba bốn tên riêng hay ở giữa con số để chỉ sự liên kết. Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối. (Dấu ngang nối không phải là dấu câu). Dấu ngang nối dùng để nối các tiếng (âm tiết) trong tên phiên âm nước ngoài.

+ Độ dài của dấu ngang cách dài hơn dấu ngang nối.

+ Khoảng cách đôi bên của dấu ngang cách lớn hơn khoảng cách hai bên dấu ngang nối.

7

Dấu hai chấm, kí hiệu (:)

Dấu câu dưới dạng hai chấm theo chiều thẳng đứng, chấm này dưới chấm kia (:) dùng để báo trước điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giải thích, thuyết minh.

8

Dấu ngoặc đơn, kí hiệu ( )

Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

9

Dấu ngoặc kép, kí hiệu (‘’‘’)

Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tên tờ báo, tập san.

10

Dấu phẩy, kí hiệu (,)

Dấu câu dùng để tách các từ, cụm từ về câu như sau:

+ Tách các phần cùng loại của câu.

+ Tách các vế của câu ghép không có liên từ. Tách vế câu chính và vế câu phụ hoặc các vế câu phụ trong câu ghép.

+ Tách thành phần biệt lập của câu.

+ Tách các từ, ngữ về mặt ngữ pháp không liên quan đến các thành phần câu (từ cảm, từ hỏi, từ chêm xen, từ khẳng định, phủ định, từ hô gọi).

+ Dùng tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.

III. LUYỆN TẬP

1. Ghép đoạn văn và điền các dấu câu vào dấu ngoặc đơn cho phù hợp.

– Các em tự làm.

– Gợi ý kiểm tra lại cho đúng việc đặt các dấu (thứ tự từ trên xuống dưới).

(,) – (.) – (,) – ( 😉 – (-) – ( !) – ( !) – ( !) – ( 😉

( 😉 – (,) – (,) – (.) – (,) – (.) – ( 🙂 – (,) – ( 🙂

(-) – ( ?) – ( ?) – ( ?) – ( !)

2. Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn và thay dấu câu cho thích hợp (điều chỉnh chữ viết hoa cho thích hợp).

a. Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ dặn là anh phải làm xong… chiều nay.

b. … và sản xuất… có câu tục ngữ «lá lành đùm lá rách».

c. … năm tháng, nhưng.

-Khác nhau

+Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:

 + Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.

+ Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.

– Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

3.

Em thích nhất là nhân vật chị Dậu. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật chị Dậu trong đoạn trích, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một người phụ nữ nông dân tính tình hiền dịu, mộc mạc, yêu chồng và thương con hết mực. Nhưng chị cũng không phải là một người phụ nữ yếu đuối, ngược lại tiềm tang một sức sống, một sức phản kháng mãnh liệt khi bị đẩy vào bức đường cùng.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web