Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

Điểm C trên hình 11 SGK là chỗ gặp nhau của kinh tuyến 20°T và vĩ tuyến 10°B.

Câu hỏi trang 15,16 SGK Địa lý 6

Câu 1. Hãy tìm điểm C trên hình 11 SGK. Đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào?

Trả lời: 

Điểm C trên hình 11 SGK là chỗ gặp nhau của kinh tuyến 20°T và vĩ tuyến 10°B.


Câu 2.

 a) Giả sử chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước trong khu vực Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12 SGK hãy cho biết các hướng bay từ:

–    Hà Nội đến Viêng Chăn.              – Cu-a-la Lăm-pơ đến Băng Cốc.

–    Hà Nội đến Gia-các-ta.               – Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-ni-la.

      –     Hà Nội đến Ma-ni-la.                 – Ma-ni-la đến Băng Cốc.

b)   Hãy ghi toạ độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12 SGK.

c)  Tìm trên bản đồ hình 12 SGK các điểm có toạ độ địa lí: 

d) Quan sát hình 13, cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C,  D.

Trả lời:

a) Các hướng bay là:

–    Hà Nội đến Viêng Chăn: hướng Tây Nam.

–    Hà Nội đến Gia-các-ta: hướng Nam.

–    Hà Nội đến Ma-ni-la: hướng Đông – Đông Nam.

–    Cu-a-la Lăm-pơ đến Băng Cốc: hướng Bắc.

–    Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-ni-la: hướng Đông Bắc.

–    Ma-ni-la đến Băng Cốc: hướng Tây.

b)  Toạ độ địa lí của các điểm A, B, C là:

A (130°Đ và 10°B)  

B (110°Đ và 10°B)

C (130°Đ và 0°).                     

c)  Trên hình 12 các điểm có toạ độ địa lí đã cho là điểm E và Đ

E (140°Đ và 0°);

Đ (120°Đ và 10°N) 

d)   Các em cần lưu ý các kinh, vĩ tuyến ở hình 13 (trang 17 SGK) không phải là những đường thẳng mà là những đường cong. Để xác định hướng đi từ 0 đến A, B, C, D ta phải dựa vào các kinh, vĩ tuyến: Đầu phía trên của kinh tuyến là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam; phía trên của vĩ tuyến là hướng Đông, phía dưới của vĩ tuyến là hướng Tây.

Kết quả: hướng từ

–    O đến A là hướng Bắc.

–    O đến B là hướng Đông.

–    O đến c là hướng Nam.

–    O đến D là hướng Tây.


Bài 1, 2 trang 17 SGK Địa 6

Bài 1. Trên quả Địa cầu, hãy tìm các điểm có toạ độ địa lí sau:

80oĐ và 30oN    ;  120oĐ và 10oN

Trả lời: 

Trên quả Địa cầu, các điểm có toạ độ địa lí:

M (80°Đ và 30°N)  là toạ độ của một địa điểm ở giữa Ấn Độ Dương.

N (60°T và 40°N)  là toạ độ của một địa điểm thuộc vùng biển phía Đông Ác-hen-ti-na.


Bài 2. Hãy xác định toạ độ địa lí của các địa điểm G, H trên hình 12.

Trả lời:

Toạ độ các điểm G và H trên hình 12 là:

G (130°Đ và 15°B) ;

H (125°Đ và 0°) 

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt Web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web