C6H14N2O2 (Lysin) là gì? Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của C6H14N2O2 (Lysin)

Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của C6H14N2O2 (Lysin) giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.

C6H14N2O2 (Lysin) là gì?

C6H14N2O2 (Lysin) là gì? Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của C6H14N2O2 (Lysin) (ảnh 1)

1. Định nghĩa Lysin

– Định nghĩa: Lysin là một amino axit có công thức hoá học là C6H14N2O2

– Công thức phân tử: C6H14N2O2

– Công thức cấu tạo: H2N-(CH2)4CH(NH2)-COOH

C6H14N2O2 (Lysin) là gì? Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của C6H14N2O2 (Lysin) (ảnh 1)

– Tên gọi:

   + Tên thay thế: Axit 2,6-điaminohexanoic

   + Tên bán hệ thống: Axit α,ε-aminocaproic

   + Tên thường: Lysin

– Kí hiệu: Lys

2. Tính chất vật lí của Lysin

Lysin là chất rắn tan trong nước.

3. Tính chất hoá học của Lysin

3.1. Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

Lysin có tính bazo nên nó làm đổi màu qùy tím và phenolphtalein

3.2. Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

3.3. Phản ứng este hóa nhóm COOH

Tương tự axit cacboxylic, lysin phản ứng được với ancol cho ra este

4. Điều chế Lysin

– Do là một axit amin thiết yếu, lysin không được tổng hợp trong cơ thể động vật mà phải lấy từ thức ăn chứa lysin.

– Trong thực tế người ta có thể tổng hợp lysin từ caprolactam. Trong công nghiệp, lysin được sản xuất bởi sự lên men của Corynebacterium glutamicum, sản lượng hơn 600.000 tấn một năm.

5. Ứng dụng Lysin

– Lysin là một thành phần quan trọng của tất cả các protein trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi, tạo cơ bắp, phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật, sự tổng hợp các hormone, enzym, và các kháng thể.

– Sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa lysin là một ngành công nghiệp lớn của thế giới. Lysin là một thành phần bổ sung quan trọng trong thức ăn chăn nuôi do nó là một axit amin rất quan trọng đến sự phát triển của nhiều loại vật nuôi cho thịt như heo, gà.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web