Mức phạt lái xe uống bia 2023 là bao nhiêu luôn là vấn đề được người tham gia giao thông quan tâm. Uống bao nhiêu thì không bị CSGT xử phạt? Trong bài viết dưới đây, Giải bài tập xin gửi đến bạn đọc các mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn với xe ô tô, lỗi vi phạm nồng độ cồn với xe máy, lỗi vi phạm nồng độ cồn với xe đạp năm 2023 theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Nội Dung
Các câu hỏi thắc mắc ?
1. Mức phạt nồng độ cồn 2023 với ô tô
Mức nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
Mức 1:Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở | 06 – 08 triệu đồng | Tước GPLX từ 10 – 12 tháng |
Mức 2:Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở | 16 – 18 triệu đồng | Tước GPLX từ 16 – 18 tháng |
Mức 3:Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở | 30 – 40 triệu đồng | Tước GPLX 22 – 24 tháng |
2. Mức phạt nồng độ cồn 2023 với xe máy
Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2023:
Mức nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
Mức 1:Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở | 02 – 03 triệu đồng | Tước GPLX từ 10 – 12 tháng |
Mức 2:Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở | 04 – 05 triệu đồng | Tước GPLX từ 16 – 18 tháng |
Mức 3:Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở | 06 – 08 triệu đồng | Tước GPLX 22 – 24 tháng |
=> Như vậy, mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 mg là từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và có thể bị thu bằng lái xe tờ 10 đến 12 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất là 6 đến 8 triệu đồng và bị tước bằng lái xe tối đa 2 năm.
Như được biết mức phạt nồng độ cồn khi điều kiện xe máy đã được nâng lên qua nhiều năm, việc nâng mức phạt nhằm cảnh báo cho người vi phạm không được phép vi phạm lần sau vì những hậu quả mà nó đem lại rất nặng nề. Và so với phương tiện xe máy thì mức phạt này là không nhỏ. Người điều khiển không nên chủ quan và nên thuê xe để chở về nhà sau khi uống bia, rượu.
3. Đi xe đạp có bị thổi phạt nồng độ cồn không?
Nhiều người dân chưa biết đến quy định vẫn sẽ bị xử phạt nồng độ cồn khi đi xe phạt. Việc người điều khiển xe đạp uống rượu và tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
Mức nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
Mức 1:Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở | 80.000 – 100.000 đồng | Không có |
Mức 2:Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở | 300.00 – 400.000 đồng | Không có |
Mức 3:Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở | 400.000 – 600.000 đồng | Không có |
Thực tế đã có nhiều vụ việc người đi xe đạp bị xử phạt nồng độ cồn, do đó, nếu đã uống rượu bia, bạn không nên tự điều khiển bất cứ loại phương tiện nào tham gia giao thông, để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
4. Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Mức nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Xử phạt bổ sung |
Mức 1:Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | 03 – 05 triệu đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. |
Mức 2:Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 06 – 08 triệu đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng |
Mức 3:Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 16 – 18 triệu đồng | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. |
5. Được thổi nồng độ cồn mấy lần để chứng minh không uống rượu, bia
Nhiều lúc bạn bị kiểm tra ra nồng độ cồn trong hơi thở nhưng trước đó bạn lại không uống rượu, bia thì làm như thế nào?
Lãnh đạo phòng CSGT Hà Nội cho biết, trong trường hợp này, người dân có thể yêu cầu thổi nồng độ cồn lần 2. Như vậy nếu các bạn còn “chưa tin” vào kết quả đo nồng độ cồn nhận được thì có thể được thổi nồng độ cồn lần 2
6. Thẩm quyền xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn
Điều 74 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định các cá nhân có thẩm quyền xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình
- Cảnh sát giao thông
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
- Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ
7. Cơ sở pháp lý
8. Đi xe máy điện, xe đạp điện uống rượu có bị phạt?
Với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện thì Chính phủ nước ta đã có những quy định về người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện sẽ bị phạt từ 80.000 – 100.000 VNĐ khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở.
+ Phạt 200.000 – 300.000 VNĐ khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 – 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,25 – 0,4mg/l khí thở.
+ Phạt 400.000 – 600.000 VNĐ khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,4mg/l khí thở.
Trên thực tế tốc độ di chuyển của xe máy điện, xe đạp điện là khá nhanh. Vì vậy khi tham gia giao thông, nếu người điều khiển loại xe điện này có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng tương tự như xe mô tô, xe gắn máy. Đây có thể coi là bước tiến lớn, sự hoàn thiện của pháp luật giao thông đường bộ ở nước ta.
9. Uống bao nhiêu cốc bia sẽ bị thổi phạt về nồng độ cồn?
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:
– 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);
– 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);
– 1 vại bia hơi (330 ml);
– 2/3 chai (lon) bia (330 ml).
Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, mà cụ thể là điều khiển xe máy, moto thì nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Đối với nữ giới, chỉ nên uống tối đa 1 lon bia vào thời điểm 1 giờ trước khi lái xe.
Đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia.
10. Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở thì người vi phạm có thể bị giữ xe đến 07 ngày.
Do đó vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe. Việc giữ xe vừa răn đe và vừa đảm bảo cho người điều khiển trở về bằng phương tiện khác an toàn hơn.
Căn cứ Khoản 10 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dù vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện về bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy người lái xe ngoài việc quan tâm đến lái xe có vi phạm nồng độ cồn hay không thì người lái xe cần nhận thức được việc xử lý vi phạm, phạt với người lái xe có nồng độ cồn chỉ nhằm để răn đe và cũng để cảnh tỉnh người có hành vi vi phạm. Vì hậu quả của việc sử dụng nồng độ cồn khi lái xe là vô cùng nặng nề, khiến bản thân bị mất tính mạng, ảnh hưởng đến người đi đường, tài sản của người khác. Không những thế người thân cũng rất đau lòng.
11. Không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn bị phạt thế nào?
Thực tế hiện nay có nhiều vụ việc tại các chốt kiểm tra nồng độ cồn, có một số người dân vì không hiểu luật đã cố tình chống đối lực lượng CSGT, không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn. Trong trường hợp này, người chống đối sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Trường hợp người điều khiển xe ô tô: sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Khoản 10 và Điểm h, Khoản 11, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX tối đa 2 năm.
- Trường hợp người điều khiển xe máy: sẽ bị phạt tiền 6 – 8 triệu đồng. Đồng thời có thể bị tước bằng lái xe tối đa 24 tháng.
12. Cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới quy định:
– Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng; nghiêm cấm lực lượng chức năng “xuê xoa”, bỏ qua trong xử lý vi phạm dưới mọi hình thức.
– Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông phải được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị.
=> Như vậy, Chính phủ đã có những quy định rất quyết liệt, cương quyết trong việc xử phạt cán bộ, đảng viên vi phạm luật an toàn giao thông, đảm bảo việc xử phạt không có “vùng cấm”, không nể nang.
Mọi cán bộ, công chức, đảng viên khi vi phạm nồng độ cồn đều sẽ bị xử phạt hành chính như người dân. Đồng thời, việc vi phạm này sẽ bị gửi về cơ quan, đơn vị nơi người đó đang công tác để tiến hành xem xét kỷ luật theo quy định của điều lệ Đảng và Luật cán bộ, công chức, viên chức, là căn cư sđể bình xét đánh giá thi đua của cán bộ.