Kali hiđroxit (KOH) là gì? Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của Kali hiđroxit (KOH)

Tổng hợp Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của Kali hiđroxit (KOH) giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Hóa học.

Kali hiđroxit (KOH) là gì?

Kali hiđroxit (KOH) là gì? Tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của Kali hiđroxit (KOH) (ảnh 1)

1. Định nghĩa

Kali hiđroxit (KOH) là một hóa chất công nghiệp có tính ăn mòn cao, được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất phân bón, hóa mỹ phẩm.

– Kí hiệu: KOH

– Trạng thái vật lí: Chất rắn

– Màu sắc: Màu trắng

– Mùi: Không mùi

2. Tính chất hóa học

– Là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

a. KOH tác dụng với oxit axit 

KOH + SO→ K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

b. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

c. Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1  + KOH → RCOOK  + R1OH

d. Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

e. Tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

f. Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

g. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

3. Tính chất vật lí

– Khối lượng riêng: 2.044 g/cm3

– Độ pH: 13

– Nhiệt độ sôi: 1.327oC (1.6000 K; 2.421 oF)

– Nhiệt độ nóng chảy: 406 oC (679 K; 763 oF)

– Độ hòa tan trong nước:7 g/ml (0 oC); 121 g/ml (25 oC); 178 g/ml (100 oC)

– Khả năng hòa tan chất khác: có thể được hòa tan trong alcohol, glycerol và không tan được trong ether.

4. Nhận biết

– Dùng quỳ tím: Quỳ tím chuyển sang màu xanh.

–  Dùng phenolphtalein: Dung dịch chuyển sang màu hồng.

5. Trạng thái tự nhiên

– Chất rắn kết tinh màu trắng, ưa ẩm và dễ hòa tan trong nước.

6. Điều chế

a. Điện phân dung dịch Kali clorua

Kali clorua được mang đi điện phân trong bình, thùng điện phân có màng ngăn với chất xúc tác là Anod trơ ở nhiệt độ 75 oC.

2H2O + 2KCl → 2KOH + H+ Cl2

b. Quy trình sản xuất Kali hydroxit KOH:

Phương pháp 1: Có thể sử dụng lò nung, thiết bị Thelen hoặc các hệ oxy hóa dung dịch hiện đại để nung Kali format với KOH được chuẩn bị trước.

2KCOOH + 2KOH + O2 → 2K2CO3  + 2H2O

2K2CO+ 2Ca(OH)2 → 4KOH + 2CaCO3

– Nếu chỉ muốn sản xuất KOH

2KCOOH + 2Ca(OH)2  + O2 → 2KOH + 2CaCO3+ 2H2O

– Nếu chỉ muốn sản xuất Kali cabonat K2CO3

2KCOOH + Ca(OH)2  + O2 → K2CO3 + CaCO3+ H2O

Phương pháp 2: Chuyển hóa qua Kali oxalat K2C2O4

– Nung nóng Kali format ở nhiệt độ 300- 350 oC với xúc tác KOH, Kali oxalat tuần hoàn và khí Nito.

– Dẫn Kali oxalat qua dung dịch vôi tôi để tạo thành KOH.

7. Ứng dụng

– KOH (Kali hydroxit) được sử dụng để điều chỉnh độ pH trong những loại phân bón hóa học có tính axit cao như KH2PO

– KOH (Kali hydroxit) được dùng để thực hiện các quá trình tách triết mà Natri hidroxit không dùng được hoặc dùng được nhưng hiệu quả kém như chiết quặng dolomit để thu alumin.

– Sản xuất các chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội,… các chết tẩy rửa vệ sinh chuồng trại, chất tẩy công nghiệp. 

– Dùng KOH để điều chế Vinyl bromua, Etylen bromua:

C2H4Br2 + KOH → CH2Br + KBr  + H2O

– Sử dụng trong công nghiệp luyện kim để tẩy gỉ sét, xử lý bề mặt kim loại, và những hợp kim không chịu tác dụng bởi tính ăn mòn của KOH.

9. Bài tập về KOH (Kali hydroxit)

Bài tập 1:

KOH (Kali hydroxit) làm quỳ tím chuyển màu gì? 

Đáp án

Khi quỳ tím tác dụng với bazơ, quỳ tím hóa sang màu xanh.

Bài tập 2:

Nhận biết các dung dịch mất nhãn bằng phương pháp hóa học: KOH, KCl, K2SO4, KNO3.

Đáp án: 

Lấy mẫu thử của 4 dung dịch:

– Dùng quỳ tím để phân biệt 4 mẫu thử:

Mẫu thử làm xanh màu quỳ tím là KOH, các chất khác không đổi màu quỳ tím

– Dùng dung dịch BaCl2 để phân biệt 3 mẫu thử:

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là  K2S04

K2S04+BaCl2 BaS04+2KCl

+ Mẫu thử không hiện tượng là dung dịch KCl,KN03

Dùng AgN03 để phân biệt 2 mẫu thử còn lại:

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch KCl

AgN03+KCl AgCl+KN03

+ Mẫu thử không hiện tượng là dung dịch KN03

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web