Viết một đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm. ( Khoảng 5-7 câu ) Đây là nội dung câu hỏi số 7 trang 82 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày. Sau đây là gợi ý trả lời câu 7 trang 82 SGK Văn 8 CTST tập 1, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục
Nội Dung
Câu 1 trang 81 SGK Văn 8 Tập 1 CTST
Câu hỏi: Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chảy ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi chuyện hay không? Vì sao?
Gợi ý 1
Đề tài của hai truyện trên là truyện cười. Theo em, nhan đề Vắt cổ chảy ra nước và May không đi giày đã thể hiện được nội dung của mỗi chuyện. Vì nó đã bao hàm sự kiện chính của câu chuyện là phê phán, đả kích những con người có lối sống hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn.
Gợi ý 2
Đề tài của hai truyện trên là phê phán, đả kích những người có thói quen sống hà tiện, keo liệt (phê phán những thói xấu trong xã hội).
Nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày đã thể hiện được nội dung của mỗi truyện bởi thông qua nhan đề người đọc đoán được nội dung cũng như biết được đối tượng văn bản hướng đến.
Câu 7 trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm – Mẫu 1
Tiết kiệm là chi tiêu đúng, chi những gì đáng chi, hợp lý, đúng mực với những gì mình có hay mình có khả năng tạo ra. Ngược lại, hà tiện là một hình thức tiết kiệm quá mức để dẫn tới hiện tượng keo bẩn, bủn xỉn và không dám chi cho những điều đáng ra phải chi. Tất nhiên tiết kiệm là điều khuyến khích trong xã hội, còn hà tiện quá chỉ để phá hủy chính bản thân và làm hại đến công việc của mình và thậm chí những người xung quanh.
Đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm – Mẫu 2
Keo kiệt và tiết kiệm là hai khái niệm khác nhau, mặc dù đôi khi chúng được sử dụng một cách đồng nghĩa. Keo kiệt thường được hiểu là tiết kiệm quá mức hoặc không cần thiết, trong khi tiết kiệm là việc sử dụng tài nguyên một cách thông minh, hiệu quả và có mục đích. Khi một người là keo kiệt, họ có xu hướng giữ tiền của mình và không muốn chi tiêu nhiều cho những thứ không cần thiết. Điều này có thể dẫn đến sự buồn tẻ và cô đơn, bởi vì họ có xu hướng từ chối các hoạt động giải trí và chia sẻ cơ hội tương tác với người khác. Trong khi đó, tiết kiệm giúp người ta sử dụng tiền bạc, thời gian và tài nguyên một cách thông minh để đạt được mục tiêu cuộc sống của mình. Người tiết kiệm tìm cách sử dụng tiền một cách hiệu quả, để có thể đầu tư vào bản thân, gia đình và tương lai.
Đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm – Mẫu 3
Giữa keo kiệt và tiết kiệm có một ranh giới mong manh. Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình. Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí. Ví dụ khi cùng chi tiền để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây .