Phản ứng: NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học giữa NaOH và Cl2
2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O
2. Điều kiện phản ứng
– Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.
3. Cách thực hiện phản ứng
– Dẫn khí Cl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH có chứa màu quỳ tím.
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Ban đầu mẩu quỳ có màu xanh, sau khi phản ứng xảy ra màu quỳ bị mất.
5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
5.1 Bản chất của NaOH
NaOH được sử dụng như một chất oxi hóa để oxy hóa clo theo các phản ứng hoá học:
5.2 Bản chất của Cl2
– Trong phản ứng trên, Cl2 là chất bị oxi hóa
6. Tính chất hóa học của NaOH
NaOH là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.
6.1 Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:
NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O
6.2 Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…
2NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O
NaOH + SO2→ NaHSO3
6.3 Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:
6.4 Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):
2NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓
6.5 Tác dụng với kim loại lưỡng tính:
2NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2↑
2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2↑
6.6 Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:
NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
7. Tính chất hóa học của Cl2
7.1. Tác dụng với kim loại
Đa số kim loại và có to để khơi màu phản ứng tạo muối clorua (có hoá trị cao nhất)
7.2. Tác dụng với phi kim
(cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)
7.3. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm
Cl2 tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Tác dụng với nuớc:
Khi hoà tan vào nước, một phần Clo tác dụng (Thuận nghịch)
Cl20 + H2O → HCl + HClO (Axit hipoclorơ)
Axit hipoclorơ có tính oxy hoá mạnh, nó phá hửy các màu vì thế nước clo hay clo ẩm có tính tẩy màu do.
Tác dụng với dung dịch bazơ:
7.4. Tác dụng với muối của các halogen khác
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
7.5. Tác dụng với chất khử khác
7.6. Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng phân huỷ với một số hợp chất hữu cơ
8. Tính chất vật lí của Cl2
Clo có màu vàng luc và khối lượng riêng nặng hơn không khí. Clo có khả năng tan vừa phải trong nước, tạo thành dung dịch nước Clo có màu vàng nhạt. Ngoài ra, Clo còn có thể tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Cl2 là một chất oxi hóa mạnh, dễ dàng tham gia nhiều phản ứng.
9. Bạn có biết
– Phản ứng trên dung để điều chế nước gia – ven trong phòng thí nghiệm.
– NaClO có tính oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và tiêu diệt vi khuẩn.
10. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
NaOH không thể phản ứng với khí nào sau?
A. SO2. B. CO2. C. Cl2. D. O2.
Hướng dẫn giải
NaOH không thể phản ứng với O2.
Đáp án D.
Ví dụ 2:
Chất nào sau đây có tính tẩy màu?
A. KCl. B. NaCl. C. NaClO. D. MgCl2.
Hướng dẫn giải
NaClO có tính oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và tiêu diệt vi khuẩn.
Đáp án C.
Ví dụ 3:
Phương pháp điều chế nước gia – ven trong PTN là
A. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
B. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH ở 900C.
C. cho khí clo tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Hướng dẫn giải
Phương pháp điều chế nước gia – ven trong PTN là cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
Đáp án A.
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.