2000 câu hỏi ôn tập Sinh học (Phần 1)
Câu 1: Hãy liên hệ thực tiễn trong trồng trọt, nêu một số biện pháp giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ đất.
Trả lời:
Một số biện pháp giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ đất:
– Tưới đủ nước và bón phân hợp lí cho cây.
– Đảm bảo độ thoáng khí của đất: sục bùn, xới đất làm đất tơi xốp để tăng độ thoáng khí cho đất.
– Đảm bảo mật độ gieo trồng để cung cấp đủ ánh sáng cho cây.
– Đảm bảo nhiệt độ ổn định cho cây: ủ ấm gốc cây khi lạnh, che chắn cho cây khi trời nóng.
– Bón vôi để xử lí đất chua.
– Bón phân bón hoặc chế phẩm vi sinh để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi ở vùng rễ.
Câu 2: Giới dị giao tử là
A. cơ thể có kiểu gen dị hợp tử.
B. cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử.
C. cơ thể mang cặp NST giới tính là XY.
D. cơ thể mang cặp NST giới tính là XX.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Sai. Cơ thể có kiểu gen dị hợp tử là cơ thể dị hợp.
B. Sai. Cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử là cơ thể đồng hợp.
C. Đúng. Cơ thể mang cặp NST giới tính là XY là giới dị giao tử.
D. Sai. Cơ thể mang cặp NST giới tính là XX là giới đồng giao tử.
Câu 3:
Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?
A. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương.
B. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.
C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
D. Số giao tử X của cá thể đực bằng số giao tử X của cá thể cái.
Trả lời
Đáp án đúng là: A
Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương sẽ đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1.
Câu 4: Trình bày đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với xương thú.
Trả lời:
Ở bộ xương người phát triển hơn xương thú là:
– Hộp sọ phát triển, tỉ lệ sọ/mặt nhỏ hơn lớp thú đồng nghĩa với sự phát triển não bộ; có lồi cằm giúp cho sự vận động ngôn ngữ.
– Cột sống có 4 chỗ cong, lồng ngực phát triển sang hai bên tạo dáng đứng thẳng.
– Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại giúp bàn tay linh hoạt để phù hợp với chức năng cầm nắm.
– Xương chậu rộng, xương đùi phát triển, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển giúp nâng đỡ cơ thể khi đứng thẳng.
Câu 5: Trình bày thí nghiệm của Menđen về một cặp tính trạng.
Trả lời:
– Tiến hành: Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
+ Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn.
+ Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
+ F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.
– Kết quả: F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có tỉ lệ phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.
Câu 6: Những hoạt động nào của NST trong giảm phân, những hoạt động nào của giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các biến dị tổ hợp.
Trả lời:
Những hoạt động của NST trong giảm phân và thụ tinh đã tạo ra biến dị tổ hợp là:
– Trong quá trình giảm phân, nhờ hoạt động trao đổi chéo ở kì đầu giảm phân I, phân li độc lập và tổ hợp tự do ở kì sau giảm phân I của các cặp NST đã tạo ra vô số loại giao tử khác nhau.
– Trong quá trình thụ tinh, nhờ hoạt động tổ hợp tự do của các loại giao tử đã tạo ra vô số loại biến dị tổ hợp khác nhau.
Câu 7: Liên hệ tưới tiêu hợp lí và giải thích.
Trả lời
– Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng: Dựa vào sự cân bằng nước của cây trồng (tương quan giữa sự hấp thụ và quá trình thoát hơi nước). Nếu trạng thái cân bằng nước âm thì phải tưới nước cho cây.
– Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào:
+ Xác định được khi nào cần tưới nước (dựa vào chỉ tiêu sinh lí về nước của cây như sức hút nước của lá, nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp lá,…).
+ Xác định được lượng nước tưới (dựa vào nhu cầu nước của cây và tính chất lí hóa của đất).
+ Xác định được cách tưới phù hợp với từng nhóm cây.
Câu 8: Trình bày sự khác nhau trong sự hấp thu nước của cây trên cạn và cây thủy sinh.
Trả lời:
Sự khác nhau trong sự hấp thụ nước của cây trên cạn và cây thủy sinh:
– Cây trên cạn chủ yếu hấp thụ nước nhờ lông hút ở rễ. Một số cây như thông, sồi,… không có tế bào lông hút thì có nấm sống cộng sinh bao quanh rễ để thực hiện chức năng hấp thụ nước.
– Thực vật thủy sinh hấp thụ nước qua toàn bộ bề mặt cơ thể như rễ, thân, lá,… của cây.
Câu 9: Phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của cacbohiđrat.
Trả lời:
– Cấu tạo của cacbohiđrat: Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 loại nguyên tố là cacbon, hiđrô, ôxi. Cacbohiđrat được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tạo thành 3 loại đường khác nhau là đường đơn, đường đôi và đường đa.
– Chức năng của cacbohiđrat: Cacbohiđrat là nguồn cung cấp, dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể, đồng thời, tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
→ Mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của cacbohiđrat: Nhờ cấu tạo đa phân đã tạo nhiều loại cacbohiđrat với cấu trúc không gian khác nhau dẫn đến tính chất hóa học và vật lí khác nhau phù hợp với chức năng cung cấp, dự trữ năng lượng và chức năng cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Câu 10: Tìm các ứng dụng thực tế về hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hoá và hướng tiếp xúc trong thực tiễn sản xuất.
Trả lời:
– Ứng dụng tính hướng đất: làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm để rễ cây sinh trưởng ăn sâu vào đất; cần vun gốc cho cây khoai tây để tạo nhiều củ;…
– Ứng dụng tính hướng sáng: dựa vào nhu cầu ánh sáng của mỗi loại cây là khác nhau, có thể trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng để nâng cao hiệu quả kinh tế; đảm bảo mật độ cây trồng để đáp ứng đủ nhu cầu ánh sáng của từng cây; chiếu sáng sát mặt đất cho cây và cành thấp phát triển, tạo ra nhiều quả;…
– Ứng dụng tính hướng nước: tưới nước tại các rãnh để rễ cây lan rộng, phun trực tiếp vào cây để nước thấm sâu vào lòng đất giúp rễ cây ăn sâu;…
– Ứng dụng tính hướng hoá: bón phân theo tán lá hoặc nơi có nhiều rễ phụ và lông hút làm phát triển bộ rễ theo chiều sâu; khi bón phân, cần chú ý đến đặc điểm của bộ rễ: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc;…
Câu 11: Tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật là gì?
Trả lời:
Tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật là sinh vật.
Câu 12: Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1 đều có quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn hai cây F1 để giao phấn với nhau. Ở F2 thu được 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về hai cây F1 nói trên?
A. Một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công.
B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do tứ bội hóa đều thành công.
C. Cả 2 cây F2 đều là 2n do tứ bội hóa không thành công.
D. Có một cây là 4n và một cây là 3n.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
P thuần chủng → F1 đều quả đỏ nên F1 là Aa.
Khi xử lí consixin đối với F1 (Aa), nếu thành công thì sẽ tạo thành AAaa, nếu không thành công thì vẫn là Aa.
Mà theo đề bài, khi cho 2 cây F1 lai với nhau, F2 thu được 11 đỏ : 1 vàng → F1 đem lai là: AAaa × Aa → Trong 2 cây F1 đem lai có một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công.
Câu 13: Thể đa bội lẻ
A. hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
B. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
C. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1.
D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. Đúng. Thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường do thể đa bộ lẻ chứa lẻ cặp NST nên thường dẫn tới rối loạn quá trình giảm phân hình thành giao tử.
B. Sai. Thể đa bội lẻ là bộ NST tăng lên 1 số nguyên (lẻ) lần của n, ví dụ: n, 5n, 7n,… Còn có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội là đặc điểm của thể tứ bội (4n).
C. Sai. Có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 là đặc điểm của thể ba nhiễm – một dạng lệch bội chứ không phải đa bội lẻ.
D. Sai. Thể đa bội lẻ thường bất thụ.
Câu 14: Phân biệt NST thường với NST giới tính.
Trả lời:
Phân biệt NST thường với NST giới tính:
NST thường |
NST giới tính |
– Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội. |
– Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. |
– Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. |
– Có thể là cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY. |
– Giống nhau ở cá thể đực và cái. |
– Khác nhau ở cá thể đực và cái. |
– Mang gen quy định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính. |
– Mang gen quy định giới tính, các gen quy định tính trạng liên quan đến giới tính, các gen quy định tính trạng thường. |
Câu 15: Giải thích các hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá lẻ bạn.
Trả lời
– Hiện tượng co nguyên sinh: Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương, nước thấm từ tế bào ra ngoài làm tế bào mất nước, chất nguyên sinh co lại. Lúc này, màng sinh chất tách khỏi thành tế bào gây ra hiện tượng co nguyên sinh.
– Hiện tượng phản co nguyên sinh: Khi cho thêm nước cất vào tiêu bản, môi trường ngoài trở lên nhược trương, nước lại thấm vào trong tế bào làm tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường tạo nên hiện tượng phản co nguyên sinh.
Câu 16: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.
Biết rằng không xảy ra đột biến, các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các NST. Theo lí thuyết xét các phát biểu nào sau đây:
(1) Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
(2) Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào đơn bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào lưỡng bội.
(3) Tế bào 1 là tế bào sinh dưỡng, tế bào 2 là tế bào sinh dục.
(4) Xét trên cơ sở di truyền học tế bào 2 tạo ra nguồn biến dị đa dạng và phong phú hơn tế bào 1.
(5) Hai tế bào đều đang ở kì sau ở nguyên phân.
(6) Bộ NST của tế bào 1 là 2n = 8, bộ NST của tế bào 2 là 2n = 4.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào hình mô tả hai tế bào ta thấy: Ở tế bào 1, các NST phân li về hai cực tế bào không chứa cặp NST tương đồng → tế bào này đang trong kì sau của giảm phân II; còn ở tế bào 2, các NST phân li về hai cực tế bào chứa cặp NST tương đồng → tế bào này đang trong kì sau của nguyên phân. Do đó:
(1) Đúng. Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
(2) Đúng. Sau giảm phân II tế bào 1 tạo ra hai tế bào đơn bội; còn sau nguyên phân, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào lưỡng bội.
(3) Sai. Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín; còn nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Như vậy, tế bào 1 là tế bào sinh dục chín; còn tế bào 2 là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục sơ khai.
(4) Sai. Tế bào 1 giảm phân có thể tạo ra sự đa dạng hơn tế bào 2.
(5) Sai. Tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
(6) Đúng. Tại kì sau giảm phân II, tế bào chứa 2n NST đơn (= 8) → bộ NST của tế bào 1 là 2n = 8. Tại kì sau nguyên phân, tế bào chứa 4n NST đơn (= 8) → bộ NST của tế bào 2 là 2n = 4.
Câu 17: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?
Trả lời:
Phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen gồm có các nội dung cơ bản sau:
– Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp hay một số cặp tính trạng tương phản.
– Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu.
– Dùng tính toán thống kê để phân tích số lượng thu được.
– Rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Câu 18: Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:
(1) Cho P thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng lai với nhau.
(2) Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thiết.
(3) Sử dụng toán xác suất thống kê phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết.
(4) Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng tương phản.
Thứ tự đúng là
A. (4) → (1) → (3) → (2).
B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (4) → (3) → (2) → (1).
D. (1) → (3) → (2) → (4).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:
– Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng tương phản.
– Bước 2: Cho P thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng lai với nhau.
– Bước 3: Sử dụng toán xác suất thống kê phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết.
– Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thiết.
Câu 19: Trình bày vai trò của đột biến cấu trúc NST.
Trả lời:
Vai trò của đột biến cấu trúc NST:
– Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
– Sử dụng đột biến cấu trúc NST (đột biến mất đoạn) để xác định vị trí của gen trên NST nhằm lập bản đồ gen.
Câu 20: Loại tế bào có vai trò kiểm soát dòng nước và ion khoáng trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. khí khổng.
B. tế bào biểu bì.
C. tế bào nội bì.
D. tế bào nhu mô vỏ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đai Caspari nằm ở vùng nội bì có nhiệm vụ ngăn cản nước và ion khoáng xâm nhập từ ngoài vào mạch gỗ theo con đường gian bào. Dòng nước từ môi trường vận chuyển vào rễ theo con đường gian bào đến đai Caspari sẽ bị chặn lại, bắt buộc phải chuyển hết sang con đường tế bào chất để qua chất nguyên sinh mới vào được mạch gỗ. Nhờ đó, dòng nước nước và ion khoáng trước khi vào mạch gỗ của rễ sẽ được kiểm soát
Câu 21: Tại sao cây thường mọc nghiêng về hướng có ánh sáng?
Trả lời:
Cây thường mọc nghiêng về hướng có ánh sáng là do ngọn cây có tính hướng sáng. Nguyên nhân của tính hướng sáng là do sự tác động không đều của ánh sáng ở 2 phía của chồi đỉnh, dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của chồi đỉnh (auxin tập trung ở phía nhận được ít ánh sáng hơn). Kết quả, phía nhận được ít ánh sáng hơn có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây về hướng có ánh sáng.
Câu 22: Lông ống và lông tơ của chim bồ câu có gì khác nhau?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa lông ống và lông tơ của chim bồ câu:
– Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng, giúp cho cánh chim có một diện tích rộng khi dang ra.
– Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp, giúp giữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể.
Câu 23: Giữa hai biện pháp tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi cho hệ tim mạch hơn? Vì sao?
Trả lời:
– Giữa hai biện pháp tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp tăng thể tích co tim có lợi cho hệ tim mạch hơn.
– Giải thích: Tăng thể tích co tim có lợi hơn vì nếu tăng nhịp tim thì tim phải tăng thời gian hoạt động, giảm thời gian nghỉ ngơi dẫn đến tim mệt mỏi, suy yếu; còn nếu tăng thể tích co tim thì mỗi lần co sẽ tống được một lượng máu lớn hơn vào trong hệ mạch dẫn sẽ làm giảm nhịp co tim giúp tim có thời gian nghỉ ngơi dài hơn để phục hồi sức làm việc.
Câu 24: Phân biệt virus trần và virus có vỏ ngoài.
Trả lời:
Phân biệt virus trần và virus có vỏ ngoài:
– Virus trần: được cấu tạo từ 2 thành phần là lõi axit nucleic và vỏ capsit, không có vỏ ngoài bao bọc bên ngoài.
– Virus có vỏ ngoài: được cấu tạo từ 3 thành phần là lõi axit nucleic, vỏ capsit và có vỏ ngoài bao bọc bên ngoài. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ.
Câu 25: Ở lúa nước 2n = 24 NST. Xác định số lượng NST, trạng thái NST trong 1 tế bào ở kì sau của giảm phân I và kì cuối của giảm phân.
Trả lời:
Mỗi tế bào lúa nước có 2n = 24 NST.
– Khi ở kì sau của giảm phân I, mỗi tế bào chứa 2n NST kép → Ở kì sau của giảm phân I, tế bào chứa 24 NST kép.
– Khi ở kì cuối của giảm phân I, mỗi tế bào chứa n NST kép → Ở kì cuối của giảm phân I, tế bào chứa 12 NST kép.
– Khi ở kì cuối của giảm phân II, mỗi tế bào chứa n NST đơn → Ở kì cuối của giảm phân II, tế bào chứa 12 NST đơn.
Câu 26: Kết quả kì cuối của giảm phân II các NST nằm gọn trong nhân với số lượng
A. 2n đơn.
B. n đơn.
C. n kép.
D. 2n kép.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Kết quả kì cuối của giảm phân II các NST nằm gọn trong nhân với số lượng n NST đơn.
Câu 27: Một quần thể lúa, khi đạt trạng thái cân bằng di truyền có 200000 cây, trong đó có 4500 cây thân thấp. Biết gen A quy định tính trạng thân cao; gen a quy định tính trạng thân thấp. Tần số tương đối của các alen A và a là
A. p(A) : q(a) = 0,8 : 0,2.
B. p(A) : q(a) = 0,55 : 0,45.
C. p(A) : q(a) = 0,75 : 0,25.
D. p(A) : q(a) = 0,85 : 0,15.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Quần thể đạt trạng thái cân bằng nên
p=p2;q=q2
và p(A) + q(a) = 1
Ta có: q2 (aa) = 4500/200000 = 0,225 = (0,15)2 → q(a) = 0,15.
Do đó p(A) = 1 – 0,15 = 0,85.
Vậy tần số tương đối của alen A, a quy định thân cao và cây thân thấp của quần thể lúa trên là: p(A) : q(a) = 0,85 : 0,15.
Câu 28: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1120.
B. 1080.
C. 990.
D. 1020.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Mạch 1 có: A1 = 150 và T1 = 120.
Mà A liên kết với T → mạch 2 có: A2 = T1 và T2 = A1.
Do đó A = T = A1 + A2 = A1 + T1 = 150 + 120 = 270.
Vì 2A + 2G = 100% mà G = 20% → A = 30 % = 270 → G = 180.
Vậy số liên kết hiđrô của gen là: 2A + 3G = 2 × 270 + 3 × 180 = 1080.
Câu 29: Trình bày quá trình hình thành tế bào không có nhân, tế bào nhiều nhân từ tế bào một nhân.
Trả lời:
Quá trình hình thành tế bào không nhân: Tế bào không nhân hình thành tế bào một nhân như bao tế bào khác, sau đó sẽ được biệt hóa bằng cách một loại enzim vào và phân giải nhân để hình thành tế bào không nhân.
Quá trình hình thành tế bào nhiều nhân: Tế bào nhiều nhân hình thành tế bào một nhân, trải qua quá trình nguyên phân bình thường nhưng ở kì cuối thì thành tế bào không co thắt lại (tế bào thực vật) hoặc không hình thành vách ngăn tế bào (tế bào thực vật) làm tế bào chất không phân chia và tế bào trở thành tế bào lớn với hai nhân. Quá trình trên tiếp tục đến khi đạt số nhân mong muốn.
Câu 30: Tổng liên kết hóa trị của 1 gen là 5998. Gen có số nu loại X=2/3T. Hãy:
– Tính số nu và khối lượng của gen.
– Tính số liên kết hiđrô, số chu kì xoắn của gen.
– Tính chiều dài của gen bằng micrômet.
Trả lời:
Tổng liên kết hóa trị của 1 gen là 5998 → 2N – 2 = 5998 → Số nu của gen = N = 3000.
→ Khối lượng của gen = M = 3000 × 300 = 900000 đvC.
→ Số chu kì xoắn của gen = C = 3000 : 20 = 150.
→ Chiều dài của gen = L = (3000 : 2) . 3,4 . 10-4 = 0,51 micrômet.
Vì N = 3000 và X=2/3T
⇒2X+2T=30003X−2T=0⇔X=G=600A =T=900
→ Số liên kết hiđrô của gen = H = 2A + 3G = 2 × 900 + 3 × 600 = 3600
Câu 31: Phân biệt cấu trúc và chức năng của prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng. Vì sao nói 2 loại prôtêin này có ảnh hưởng đến tính linh động của màng sinh chất?
Trả lời:
– Phân biệt cấu trúc và chức năng của prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng:
Đặc điểm so sánh |
Prôtêin bám màng |
Prôtêin xuyên màng |
Cấu trúc |
– Bám vào phía mặt ngoài và mặt trong của màng. |
– Xuyên qua màng một hay nhiều lần. |
– Chỉ có ở vùng ưa nước, không có vùng kị nước. |
– Có sự phân hóa các vùng ưa nước và vùng kị nước. Vùng kị nước không phân cực nằm trong lớp kép lipit, vùng phân cực ưu nước lộ ra trên bề mặt màng. |
|
Chức năng |
– Mặt ngoài: tín hiệu nhận biết các tế bào, ghép nối các tế bào với nhau. – Mặt trong: xác định hình dạng tế bào và giữ các protein nhất định vào vị trí riêng. |
Là chất mang vận chuyển tích cực các chất ngược građien nồng độ, tạo kênh giúp dẫn truyền các phân tử qua màng. – Là thụ quan giúp dẫn truyền thông tin vào tế bào. |
– Nói 2 loại prôtêin này có ảnh hưởng đến tính linh động của màng sinh chất vì: 2 loại prôtôin trên có thể thay đổi vị trí (các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp màng) hoặc thay đổi hình thù trong không gian tạo nên tính linh hoạt mềm dẻo cho màng. Ngoài ra, khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều trên màng, nhưng khi có sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau.
Câu 32: Một gen có tổng số 2 loại nuclêôtit bằng 40% và số liên kết hiđrô bằng 3240. Xác định:
a) Số nuclêôtit mỗi loại có trong gen.
b) Số chu kì xoắn của gen.
c) Số liên kết hóa trị trên từng mạch đơn và của cả hai mạch của gen?
Trả lời:
a) Ta có: Tổng số 2 loại nuclêôtit là 40% và số liên kết hiđrô bằng 3240 → Có hai trường hợp:
TH1: A + T = 40% → G + X = 60% →
AG=23→3A−2G=0.
⇒3A−2G=02A+3G=3240
(loại vì số lượng mỗi loại nu không nguyên).
TH2: : G + X = 40% → A + T = 60% →
AG=32→2A−3G=0.
⇒2A−3G=02A+3G=3240⇔A=T=810G=X=540
Vậy số nuclêôtit mỗi loại có trong gen
A=T=810G=X=540
b) Số chu kì xoắn của gen: (A + G) : 10 = (810 + 540) : 10 = 135.
c) Số liên kết hóa trị trên từng mạch đơn và của cả hai mạch của gen:
– Trên một mạch:
N2−1=2A+2G2−1=(810+540)−1=1349.
– Trên hai mạch: N – 2 = 2 × (A + G) – 2 = 2 × (810 + 540) – 2 = 2698.
Câu 33: Loài cây thân cỏ lớn nhất là
A. cây mía.
B. cây bông.
C. cây mạ.
D. cây tre.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Loài cây thân cỏ lớn nhất là cây tre. Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt.
Câu 34: Tại sao khi phơi khô hoặc sấy khô một số thực phẩm lại giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn?
Trả lời:
Phơi khô hoặc sấy khô giúp làm giảm hàm lượng nước trong thực phẩm. Hàm lượng nước thấp giúp hạn chế được sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng thực phẩm. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản thực phẩm.
Câu 35: Khi phơi hoặc sấy khô một số loại thực phẩm sẽ giúp bảo quản thực phẩm vì
A. dễ xảy ra quá trình lên men lactic.
B. ức chế sự hoạt động của nấm men.
C. tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
D. sẽ hạn chế vi khuẩn sinh sản làm hỏng thực phẩm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Phơi khô hoặc sấy khô giúp làm giảm hàm lượng nước trong thực phẩm. Hàm lượng nước thấp giúp hạn chế được sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng thực phẩm. Nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản thực phẩm.
Câu 36: Nêu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và cách xử lí. Nêu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
Trả lời:
● Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và cách xử lí:
– Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp là:
+ Tất cả các nguyên nhân làm tắc nghẽn đường thở đều làm gián đoạn hô hấp như chết đuối, mắc dị vật,…
+ Nguyên nhân làm tắc nghẽn đường thở còn có môi trường không có không khí để thở như thiếu O2 hoặc nhiều CO,…
– Các cách xử lí là:
+ Cần phải loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp: Trường hợp chết đuối, loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân (ở tư thế dốc ngược đầu). Trường hợp điện giật, tìm vị trí cầu dau hay công tắc điện để ngắt điện. Trường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khi để thở thì cần khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.
+ Thực hiện các biện pháp khôi phục hô hấp: Hà hơi thổi ngạt, thở oxygen, thở máy, mở ống nội khí quản,…
● Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:
– Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là: bụi, khí độc, các chất độc (nicotin, nitrozamin,…), các loại vi sinh vật gây hại,…
– Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp: trồng nhiều cây xanh; thường xuyên dọn dẹp vệ sinh; không khạc nhổ bừa bãi; không hút thuốc, hạn chế dùng các thiết bị thải khí độc; đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, khi đi đường; đảm bảo nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp;…
Câu 37: Tại sao chúng ta cần phải ăn đa dạng và phối hợp hợp lí giữa các nhóm thực phẩm? Có thể ăn thật nhiều một nhóm thực phẩm nào đó không?
Trả lời:
– Cần phải ăn đa dạng và phối hợp hợp lí giữa các nhóm thực phẩm vì: Cơ thể cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp để thực hiện các hoạt động sống. Mà mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số nhóm chất dinh dưỡng với hàm lượng nhất định, không một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Do đó, cần phải ăn đa dạng và phối hợp giữa các nhóm thực phẩm để cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Ngoài ra, việc ăn đa dạng và phối hợp hợp lí giữa các nhóm thực phẩm cũng tạo cảm giác ngon miệng, kích thích việc tiêu hóa hiệu quả hơn.
– Không nên ăn thật nhiều một nhóm thực phẩm vì: Cơ thể cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp để thực hiện các hoạt động sống. Mà mỗi nhóm thực phẩm chỉ cung cấp một số nhóm chất dinh dưỡng với hàm lượng nhất định, không một nhóm thực phẩm nào có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Do đó, việc ăn thật nhiều một nhóm thực phẩm sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể không thể thực hiện các hoạt động sống một cách bình thường.
Câu 38: Một loài thực vật, gen A: cây cao; a: cây thấp; B: quả đỏ; b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen
AbaB
giao phấn với cây có kiểu gen
AbaB
. Biết rằng cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 1 cây cao, quả đỏ : 1 cây cao, quả trắng : 1 cây thấp, quả đỏ : 1 cây thấp, quả trắng.
B. 1 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả trắng.
C. 1 cây cao, quả trắng : 2 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả đỏ.
D. 3 cây cao, quả trắng : 1 cây thấp, quả đỏ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm phân hay giảm phân không có trao đổi chéo. Do đó:
AbaB×AbaB→1AbAb:2AbaB:1aBaB.
Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: 1 cây cao, quả trắng : 2 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả đỏ.
Câu 39: Ở một loài thực vật, gen A – cây cao, gen a – cây thấp; gen B – quả đỏ, gen b – quả trắng. Các gen di truyền độc lập và không có đột biến xảy ra. Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm
116
. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AaBb × AaBb.
B. AaBb × Aabb.
C. AaBB × aaBb.
D. Aabb × AaBB.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. AaBb × AaBb → Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng (aabb) chiếm
14×14=116.
B. AaBb × Aabb → Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng (aabb) chiếm
14×12=18.
C. AaBB × aaBb → Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng (aabb) chiếm
0×12=0.
D. Aabb × AaBB → Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng (aabb) chiếm
12×0=0.
Câu 40: Tại sao không nên ăn tiết canh và các loại thực phẩm chưa chế biến kĩ?
Trả lời:
Không nên ăn tiết canh và các loại thực phẩm chưa chế biến kĩ vì: Tiết canh và các loại thực phẩm chưa chế biến kĩ chứa nhiều loại mầm bệnh khác nhau như các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, khi ăn tiết canh và các loại thực phẩm chưa chế biến kĩ, cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh, gây hại cho sức khỏe.
Câu 41: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?
A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển.
B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào gồm có:
– Vận chuyển thụ động: diễn ra theo nguyên lí khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp), không tiêu tốn năng lượng.
– Vận chuyển chủ động: diễn ra ngược chiều građien nồng độ (từ nơi có nồng độ thấp sáng nơi có nồng độ cao), tiêu tốn năng lượng.
– Xuất bào và nhập bào: vận chuyển dựa vào sự biến dạng của màng sinh chất.
Câu 42: Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật.
Trả lời:
● Giống nhau: Tế bào người và tế bào thực vật đều là tế bào nhân thực.
● Khác nhau:
Tế bào người |
Tế bào thực vật |
– Không có thành xenlulôzơ. |
– Có thành xenlulôzơ. |
– Không có lục lạp. |
– Có lục lạp. |
– Có trung thể. |
– Không có trung thể. |
– Không có không bào. |
– Có không bào. |
– Nhân của tế bào động vật nằm ở trung tâm tế bào. |
– Nhân của tế bào thực vật nằm lệch về một phía. |
Câu 43: Các phân tử lipit có vai trò như thế nào trong việc quy định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo của màng?
Trả lời:
– Vai trò của các phân tử lipit trong việc quy định tính ổn định của màng: Lớp kép photpholipit nhờ liên kết cộng hóa trị tạo nên bộ khung liên tục tương đối ổn định. Đồng thời, lớp kép photpholipit còn làm tăng tính ổn định của màng bằng cách xen kẽ với các phân tử cholesterol và tăng tỉ lệ phân tử photpholipit no.
– Vai trò của các phân tử lipit trong việc quy định tính mềm dẻo của màng: Các phân tử lipit có thể dịch chuyển lên xuống và dịch chuyển ngang, thay đổi tính thấm đáp ứng với các hoạt động thích nghi của tế bào. Đồng thời, lớp kép photpholipit còn làm tăng tính mềm dẻo của màng bằng cách giảm tỉ lệ các phân tử cholesterol và tăng tỉ lệ phân tử photpholipit không no.
Câu 44: Theo Menđen, các tổ hợp nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội?
A. AA và Aa.
B. AA và aa.
C. Aa và aa.
D. AA, Aa, aa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Theo Menđen, gen A là trội hoàn toàn so với gen a nên các tổ hợp đều biểu hiện kiểu hình trội là AA và Aa.
Câu 45: Ở cây giao phấn, nếu thế hệ (P) có tỉ lệ 100% Aa tự thụ phấn bắt buộc qua một thế hệ thì F1 có tỉ lệ thể đồng hợp là
A. 75%.
B. 50%.
C. 87,5%.
D. 43,75%.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
(P) có tỉ lệ 100% Aa tự thụ phấn bắt buộc qua một thế hệ. Do đó:
Sau 1 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể dị hợp (Aa)
=12n=121=50%.
→ Tại F1 có tỉ lệ thể đồng hợp (AA + aa) = 100% – Aa = 100% – 50% = 50%.
Câu 46: Chỉ ra các sự kiện quan trọng nhất trong quá trình giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa trong việc duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài và giải thích?
Trả lời:
Các sự kiện quan trọng nhất trong quá trình giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa trong việc duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài chính là hoạt động phân li và tổ hợp của NST:
– Trong giảm phân, NST nhân đôi 1 lần nhưng có 2 lần phân chia vào kì sau I và kì sau II dẫn tới giao tử được tạo thành mang bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu (bộ NST đơn bội).
– Trong thụ tinh, sự kết hợp 2 bộ NST đơn bội giữa giao tử đực và giao tử cái đã giúp bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài được phục hồi.
Câu 47: Điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng giữa mỡ và photpholipit?
Trả lời:
Điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng giữa mỡ và photpholipit:
Tiêu chí phân biệt |
Mỡ |
Photpholipit |
Cấu tạo |
Là loại lipit đơn giản, được hình thành do 1 phân tử glixerol liên kết với 3 axit béo. |
Là loại lipit phức tạp, được hình thành do 1 phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat. |
Chức năng |
Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể động vật. |
Tham gia cấu tạo nên các loại màng tế bào. |
Câu 48: Vì sao khi bẻ khớp ngón tay lại nghe tiếng kêu? Có nên bẻ khớp ngón tay thường xuyên hay không?
Trả lời:
– Khi bẻ khớp ngón tay thì không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc mà chúng ta thường nghe.
– Việc bẻ khớp ngón tay không gây quá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu thực hiện bẻ khớp tay quá nhiều sẽ dẫn đến làm tổn thương các mô nang liên kết xung quanh, làm khớp ngón tay bạn to lên trông thấy, đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp.
Câu 49: Một gen dài 0,51 micrômet. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen này có hiệu số % giữa G và U = 20%, hiệu số giữa X và A = 40%. Xác định nuclêôtit mỗi loại của gen.
Trả lời:
Số nu trên gen là: 5100 × 2 : 3,4 = 3000 (nu).
Ta có: %rG – %rU = 20%
%rX – %rA = 40%
⇒ %rG – %rU + %rX – %rA = %G – %A = (20% + 40%) : 2 = 30% (1)
Mà %G + %A = 50% (2)
Từ (1) và (2) suy ra: %A = %T = 10%
%G = %X = 40%
⇒ Số nu mỗi loại của gen là:
A = T = 10% × 3000 = 300 (nu)
G = X = 40% × 3000 = 1200 (nu)
Câu 50:
a. Cho biết A, B, C, D là các chất chuyển hóa trung gian (không theo đúng thứ tự) trong một con đường hóa sinh của tế bào người ta tìm thấy 4 thể đột biến khác nhau kí hiệu từ D1 – D4. Khi nuôi cấy 4 thể đột biến này lần lượt trong các môi trường có bổ sung chất A, B, C, D người ta thu được kết quả như sau:
D1 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc D.
D2 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc B hoặc D.
D3 chỉ sinh trưởng trong môi trường có D.
D4 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc B hoặc C hoặc D.
Hãy vẽ sơ đồ các bước chuyển hóa của con đường trên và chỉ ra những bước chuyển hóa bị ức chế tương ứng các thể đột biến D1-D4. Giải thích.
b. Một gen có 5 đoạn êxon và 4 đoạn intrôn. Trong điều kiện không có đột biến và mỗi phân tử mARN trưởng thành đều có đủ 5 êxon thì gen này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại phân tử mARN.
c. Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN cần có đoạn ARN mồi? Trình bày cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN.
Trả lời:
a.
– Sơ đồ các bước chuyển hóa của con đường trên: C → B → A → D.
– Chỉ ra những bước chuyển hóa bị ức chế tương ứng các thể đột biến D1-D4:
+ D1 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim chuyển hóa B → A.
+ D2 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim chuyển hóa C → B.
+ D3 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim chuyển hóa A → D.
+ D4 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim hình thành chất C.
– Giải thích: Thể đột biến nào chỉ cần bổ sung một chất thì chất đó là sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa (D3). Thể đột biến cần phải bổ sung tất cả các chất thì thể đột biến đó bị hỏng gen quy định enzim chuyển hóa tiền chất đầu tiên của con đường chuyển hóa (D4).
b. 2 đoạn êxon ở đầu và ở cuối chứa mã mở đầu và mã kết thúc nên cố định. Do đó, số phân tử mARN tạo ra chính là số cách sắp xếp 3 đoạn êxon còn lại và bằng 3! = 6.
c.
– Quá trình nhân đôi ADN cần có đoạn ARN mồi vì enzim ARN pôlimeraza chỉ có hoạt tính gắn nu khi có đầu 3’-OH tự do.
– Cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN: Đoạn mồi là 1 đoạn ARN nên sau khi tổng hợp xong đoạn Okazaki thì nó được cắt bỏ và tổng hợp các nu mới để thay thế. Quá trình cắt bỏ đoạn mồi và tổng hợp các nu mới được thực hiện bởi ADN pôlimeraza. Các enzim này cắt bỏ đoạn mồi và gắn các nu mới vào đầu 3’-OH của đoạn Okazaki trước.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập Sinh học chọn lọc, hay khác:
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.