Biện pháp hoán dụ là gì? Tác dụng của biện pháp? Ví dụ về biện pháp hoán dụ?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về biện pháp hoán dụ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được biện pháp tu từ hoán dụ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Biện pháp hoán dụ

1. Khái niệm

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, sự việc hiện tượng hay khái niệm bằng tên của một sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng tính tượng hình cũng như tạo ra sự ấn tượng cho bài văn.

2. Tác dụng của biện pháp hoán dụ

Tác dụng của hoán dụ là giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông qua hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn giống như biện pháp ẩn dụ.

Hoán dụ được sử dụng nhiều trong sự thể hiện tình cảm, mang sự tương đồng giữa sự vật hiện tượng giúp cho người đọc dễ dàng liên tưởng hơn về hình ảnh mà câu văn muốn mang lại.

3. Các hình thức hoán dụ

Hoán dụ có 4 loại hình thức thường gặp:

  • a) Lấy đặc điểm, dấu hiệu của một hiện tượng, sự vật để nói về sự vật, hiện tượng
  • Ví dụ:

    “Ngày Huế đổ máu

    Chú Hà Nội về

    Tình cờ chú cháu

    Gặp nhau Hàng Bè.”

    (Theo Tố Hữu)

    – Từ “Huế” ở đây được sử dụng để chỉ những người sống tại Huế. Như vậy, giữa hình ảnh “Huế” và hình ảnh “người sống ở Huế” có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng (trong kiểu hoán dụ thứ 2)

    – Từ “đổ máu” khiến người đọc có thể liên tưởng tới chiến tranh. Như vậy, giữa 2 hình ảnh “đổ máu” và “chiến tranh” có mối quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu của sự vật và với sự vật mang dấu hiệu.

  • b) Lấy cái cụ thể để chỉ sự vô hình, trừu tượng
  • Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

    Ở đây, hình ảnh hoán dụ là “một cây” và “ba cây”. Trong đó, “một cây” là số lượng ít, đơn lẻ, ám chỉ sự không đoàn kết, rất khó để làm được việc lớn. Còn “ba cây” là số lượng nhiều, chụm lại ý chỉ sự đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, dẫn đến sự thành công. Đây là phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

  • c) Lấy một bộ phận để nói về toàn thể
  • Bàn tay ta làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

    (Theo Hoàng Trung Thông)

    Hình ảnh bàn tay dùng để ám chỉ người lao động. Từ hình ảnh bàn tay và người lao động ta có thể thấy mối quan hệ giữa 1 bộ phận và cái toàn thể.

  • d) Lấy một vật chứa đựng để nói về một vật bị chứa đựng
  • Vì sao trái đất nặng ân tình

    Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

    Ở câu thơ này, hình ảnh hoán dụ là “trái đất” nhằm chỉ hình ảnh nhân dân Việt Nam (nằm trong trái đất) mãi mãi nhớ đến Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

4. So sánh sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ

Giống nhau

– Gọi tên hoặc làm liên tưởng sự vật này thông qua một sự vật khác– Làm tăng sức gợi hình và tạo nên sự độc đáo cho câu văn

Khác nhau

Sử dụng dựa trên mối quan hệ về sự tương đồng (giống nhau) về các mặt như:– Phẩm chất.

– Hình thức.

– Cách thức.

– Chuyển đổi cảm giác

Sử dụng dựa trên mối quan hệ về sự tương cận hay gần gũi về các mặt như:
– Bộ phận với cái toàn thể– vật chứa đựng – Vật bị chứa đựng– Cái cụ thể – Cái trừu tượng.– Dấu hiệu của sự vật – Sự vật.

5. Sơ đồ tư duy

Biện pháp hoán dụ là gì? Tác dụng của biện pháp? Ví dụ về biện pháp hoán dụ? (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ có đáp án – Ngữ văn lớp 10

TOP 15 câu Trắc nghiệm Lý thuyết về hoán dụ (có đáp án) – Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web