Khởi ngữ
1. Khái niệm
Khởi ngữ là một thành phần trong cấu trúc câu thuộc thành phần phụ có ý nghĩa và tác dụng là giúp khởi ý, nêu vấn đề khởi nguồn cho một câu, cho một nội dung câu sắp được nói đến.
2. Phân loại
Khởi ngữ là thành phần câu làm nên tính mạch lạc, rõ ý của câu.
Khởi ngữ được chia làm 2 loại
– Khởi ngữ không đảm trách chức năng cú pháp cụ thể
Trường hợp khởi ngữ không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ có tác dụng chủ yếu là nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.
– Khởi ngữ đảm trách chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau
Trường hợp khởi ngữ xác định là đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì khởi ngữ có tác dụng chủ yếu là ý nghĩa nhân mạnh, còn mang ý nghĩa nên chủ đề sự tình là phụ.
Khởi ngữ khi đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu nhất mạnh bộ phận nào đó của câu đi sau để thể hiện ý nghĩa chính sâu xa. Tức là khi đó khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.
3. Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng mà dựa vào điều này để dễ dàng hơn trong việc xác định khởi ngữ trong câu ở các bài tập về khởi ngữ mà học sinh hay gặp.
- Trong câu trước khởi ngữ luôn có quan hệ từ
- Trước khởi ngữ là một số từ đặc trưng: về, với, còn, đối với,…
4. Chức năng của khởi ngữ
Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.
Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.
5. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Chúng tôi không tham gia buổi tiệc BBQ cuối tuần. Đây là câu không có khởi ngữ.
Về buổi tiệc BBQ cuối tuần, chúng tôi không tham gia. Đây là câu có khởi ngữ, khởi ngữ chính là “Về buổi tiệc BBQ cuối tuần”. Trong câu này khởi ngữ được xác định là đứng sau từ quan hệ “về”.
Ví dụ 2:
Bạn Nam chơi cầu lông rất hay. Đây là câu không có khởi ngữ.
Đối với môn cầu công, bạn Nam hơi rất hay. Đây là câu có khởi ngữ, khởi ngữ chính là “Đối với môn cầu lông”. Trong câu này khởi ngữ được xác định là đứng sau từ quan hệ “ đối với”.
Ví dụ 3:
Tôi đọc được nhưng diễn cảm được. Đây là câu không có khởi ngữ.
Đọc thì tôi đọc được nhưng diễn cảm thì tôi chưa diễn cảm được. Khởi ngữ là những từ được gạch chân. Khởi ngữ được xác định ở trước từ “thì”
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Trắc nghiệm Khởi ngữ (có đáp án 2024)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.