3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn có đáp án (Phần 13)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án Phần 13 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn.

3000 câu hỏi ôn tập Ngữ văn (Phần 13)

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn trang 5

*Tri thức đọc hiểu

Câu 1: Truyện là gì?

Trả lời:

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,…

Câu 2: Chi tiết tiêu biểu là chi tiết như thế nào?

Trả lời:

– Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

Câu 3: Ngoại hình của nhân vật là gì?

Trả lời:

– Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

Câu 4: Ngôn ngữ nhân vật là gì?

Trả lời:

– Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

Câu 5: Hành động của nhân vật là gì?

Trả lời:

– Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Câu 6: Ý nghĩ của nhân vật là gì?

Trả lời:

Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

Câu 7: Nêu các đặc trưng cơ bản của truyện.

Trả lời:

Những đặc trưng cơ bản của truyện là:

– Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó

Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân.

– Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh.

– Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

* Tri thức tiếng Việt

Câu 8: Dấu ngoặc kép là gì?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu trích dẫn là một loại dấu câu được sử dụng theo cặp gồm hai dấu nháy đơn (‘) đứng liền kề nhau và thường được hiểu chung là một dấu duy nhất (“) trong các hệ thống chữ viết khác nhau

Câu 9: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu.

Trả lời:

Tác dụng: Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

Câu 10: Văn bản là gì?

Trả lời:

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.

Câu 11: Đoạn văn là gì?

Trả lời:

– Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều cấu tạo thành và có những đặc điểm sau:

Câu 12: Nêu đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn.

Trả lời:

* Đoạn văn:

– Đặc điểm:

+ Có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh

– Chức năng:

+ Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản.

* Văn bản:

– Đặc điểm:

+ Có tính thống nhất về chủ đề. Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc, trình tự. Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

– Chức năng:

+ Có chức năng thông tin, chức năng quản lí, chức năng pháp lí, chức năng văn hóa xã hội,…

VĂN BẢN ĐỌC

Gió lạnh đầu mùa

Câu 1: Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì?

Trả lời:

– Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những cơn gió lạnh đầu mùa.

Câu 2: Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu nhầm và chê trách hay chưa?

Trả lời:

– Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Đó là em đã nhặt được đồ rơi, chuẩn bị đem nộp nhờ thầy phụ trách tìm người mất đồ để trả lại nhưng lại bị hiểu lầm thành ăn cắp đồ của người đó.

Câu 3: Văn bản Gió lạnh đầu mùa thuộc thể loại nào?

Trả lời:

– Văn bản Gió lạnh đầu mùa thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản là tự sự.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản Gió lạnh đầu mùa và ý nghĩa của từng đoạn.

Trả lời:

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến rơm rớm nước mắt): Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

+ Phần 2 (Tiếp đến ấm áp vui vui): Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

Câu 6: Văn bản Gió lạnh đầu mùa được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Trả lời:

– Văn bản Gió lạnh đầu mùa được kể theo ngôi thứ ba

– Em biết điều này vì người kể chuyện giấu mặt.

Câu 7: Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoảng qua trong trí, (…).

Trả lời:

Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây là: chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt.

Câu 8: Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:

a. Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.

b. Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mỏng manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.

c. Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.

d. Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng, đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.

đ. Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.

Em hãy cho biết:

– Các sự việc trên liên quan với nhau thế nào?

– Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (đ) hay không?

Trả lời:

– Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, có sự kiện trước đã xảy ra mới có sự kiện tiếp theo.

– Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (d) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.

Câu 9: Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên.

Trả lời:

– Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn.

– Hành động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.

Câu 10: Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thể nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?

Trả lời:

– Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia.

– Hành động đẹp của hai đứa trẻ đã tác động không nhỏ tới cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối chuyện bởi lẽ chúng không có gì đáng chê trách về hành động ấy, hai người mẹ lấy làm tự hào hơn vì chúng biết quan tâm đến người khác.

Câu 11: Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?

Trả lời:

– Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách.

+ Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác.

Câu 12: Văn bản này viết về đề tài gì?

Trả lời:

– Văn bản này viết về đề tài cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong con gió lạnh đầu mùa.

Câu 13: Nêu chủ đề của truyện “Gió lạnh đầu mùa”.

Trả lời:

– Chủ đề: sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.

Câu 14: Tóm tắt nội dung văn bản “Gió lạnh đầu mùa”.

Trả lời:

Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.

Tuổi Thơ Tôi

Câu 1: Em từng vô ý làm tổn thương người khác hay chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào?

Trả lời:

– Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em.

– Đó là khi vô ý em từ chối lòng tốt của bạn.

– Đêm đó em bị sốt rất cao, ốm rất nặng khiến cho em không thể đến trường được. Bạn thân em đã đến nhà giảng lại cho em không bị chậm kiến thức trên lớp. Nhưng em đã từ chối chỉ vì thấy buồn ngủ.

Câu 2: Văn bản Tuổi thơ tôi thuộc thể loại nào?

Trả lời:

– Văn bản Tuổi thơ tôi thuộc thể loại hồi kí.

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản Con gái của mẹ và ý nghĩa của từng đoạn.

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “thiếu thốn, khô khát”: Tình cảm của mẹ với con.

Đoạn 2: Còn lại: Tình cảm biết ơn của con gái với mẹ của mình.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản là tự sự.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản Tuổi thơ tôi và ý nghĩa của từng đoạn.

Trả lời:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “mường tượng lại cảnh này”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu.

– Đoạn 2: Tiếp đó đến “gáy inh ỏi”: Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa.

– Đoạn 3: Còn lại: Câu chuyện đáng buồn

Câu 6: Văn bản Tuổi thơ tôi được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Trả lời:

– Văn bản Tuổi thơ tôi được kể theo ngôi thứ nhất.

– Em biết điều này vì người kể chuyện xưng “tôi”

Câu 7: Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

Trả lời:

– Ấn tượng chung của em về văn bản là rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa về tình bạn, tình yêu thiên nhiên, sinh vật.

Câu 8: Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.

Trả lời:

Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là:

+ trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.

Câu 9: Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Khi biết dế lửa chết Lợi khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đối thủ của mình và Lợi cũng thương con dế nữa.

Câu 10: Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

Trả lời:

– Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết thể hiện điều đó là:

+ Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà mình, đặt vào hộp các – tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.

+ Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm.

Câu 11: Trong truyện Tuổi thơ tôi:

a. Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

b. Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ

xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.

Trả lời:

a)

– Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi.

– Bởi lẽ Lợi là bạn thân của tác giả và đang được tác giả hồi tưởng lại tuổi thơ trong đó có Lợi.

b) Dế lửa là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn.

– Khi chú dế chết Lợi khóc như mưa bấc, bình thường là trùm sỏ nhưng bấy giờ cậu cũng yếu đuối, các bạn mới cảm nhận được sự đồng cảm trong con người Lợi “Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.” hay “đám tang chú dế bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.”

Câu 12: Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và của thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

Trả lời:

– Theo em, cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện một cách chân thực và rõ nét nhất.

– Vì từ một câu chuyện ganh tị, ghen ghét nhau của những đứa trẻ thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau.

Câu 13: Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Trả lời:

– Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung.

Câu 14: Tóm tắt nội dung chính trong văn bản “Tuổi thơ tôi”.

Trả lời:

Vào một ngày khi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Nhân vật tôi chợt nghĩ tới kỷ niệm ngày xưa, cùng bạn bè chơi trò chơi đá dế. Đặc biệt là kỉ niệm về Lợi cậu bạn có con dế lửa dũng mãnh, cậu rất yêu quý nó và nhất quyết không đổi nó lấy bất cứ thứ gì. Nhưng một ngày vì trò đùa của cậu bạn ngồi cạnh, mà chú dế của Lợi bị thầy giáo thu mất, vô tình chiếc cặp sách của thầy giáo đã đè bẹp con dế lửa của Lợi. Cậu vô cùng buồn bã, hụt hẫng, cậu khóc rất nhiều. Các bạn trong lớp ai cũng thương chú dế dũng mãnh và thương cả Lợi. Lợi chôn con dế dưới gốc cây bời lời, các bạn trong lớp ai cũng đến để đưa tiễn con dế, thầy Phu cũng đến và còn đặt ở mộ con dế một chiếc vòng hoa, thầy rất ân hận vì hành động vô ý của mình. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Con gái của mẹ

Câu 1: Văn bản Con gái của mẹ thuộc thể loại nào?

Trả lời:

– Văn bản Con gái của mẹ thuộc thể loại bản tin.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Con gái của mẹ.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản Con gái của mẹ là: tự sự.

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản Con gái của mẹ và ý nghĩa của từng đoạn.

Trả lời:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “thiếu thốn, khô khát”: Tình cảm của mẹ với con.

– Đoạn 2: Còn lại: Tình cảm biết ơn của con gái với mẹ của mình.

Câu 4: Văn bản Con gái của mẹ được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Trả lời:

– Văn bản Con gái của mẹ được kể theo ngôi thứ ba

– Em biết điều này vì người kể chuyện giấu mặt.

Câu 5: Tìm một số chi tiết trong văn bản diễn tả tình cảm của mẹ Hà đối với con gái

Lam Anh.

Trả lời:

Một số chi tiết trong văn bản diễn tả tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh:

– Khi con gái viết biết viết tròn chữ mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều mẹ đã bật khóc.

– Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh.

Câu 6: Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?

Trả lời:

– Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ là: Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ. Con luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng.

Câu 7: Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?

Trả lời:

– Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau.

– Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còn Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai tươi sáng, để thoát khỏi cuộc sống cùng cực.

Câu 8: Tóm tắt nội dung chính của văn bản “Con gái của mẹ”.

Trả lời:

Câu chuyện về người mẹ làm lũ vất vả, phải tha hương cầu thực đem theo đứa con nhỏ lên thành phố Đà Nẵng mưu sinh. Cuộc sống của hai mẹ con vô cùng vất vả, cực nhọc. Nhưng Lam Anh cô con gái của chị luôn chăm chỉ nỗ lực học tập và hiếu thảo với mẹ. Em đỗ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng, và được tuyển thẳng vào trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng với mức học bổng toàn phần. Hơn cả, em luôn hạnh phúc vì được làm con của mẹ và luôn muốn lớn nhanh để đáp đền công ơn của mẹ.

Thực hành tiếng Việt trang 17

Câu 1: Dấu ngoặc kép là gì?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu trích dẫn là một loại dấu câu được sử dụng theo cặp gồm hai dấu nháy đơn (‘) đứng liền kề nhau và thường được hiểu chung là một dấu duy nhất (“) trong các hệ thống chữ viết khác nhau

Câu 2: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu.

Trả lời:

Tác dụng: Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

Câu 3: Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vao vở):

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Trả lời:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

trùm sò

kẻ cầm đầu nhóm vô lại

kẻ cầm đầu trong lớp

thảm thiết

nỗi đau khổ thống thiết

đau đớn

cao thủ

người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác

Con dế có khả năng đánh bại các con dế khác

làm giàu

tích lũy nhiều của cải

tích lũy nhiều viên bi

thu vén cá nhân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

giang hồ

Là côn đồ, lưu manh, du đãng, du côn,

Là côn đồ, lưu manh, du đãng, du côn,

cử hành tang lễ

tổ chức tang lễ cho người đã mất

Chôn cất con dế lửa

võ đài

đài đấu võ

đài đấu võ

Câu 4: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.

Trả lời:

– Bạn thân của em là một “danh ca” chính hiệu.

– Tác dụng dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh từ danh ca được dùng với ý nghĩa đặc biệt là chỉ người hát rất hay, hát hay như ca sĩ.

Câu 5: Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn?

Trả lời:

– Văn bản Con gái của mẹ có hai đoạn: một đoạn nói về tình cảm của mẹ dành cho con, đoạn còn lại nói về tình yêu thương Lam Anh dành cho mẹ.

Câu 6: Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đầy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đầy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… “)

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác

bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở

gần. Mặt đất rắn lại và mứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới

nhịp guốc của hai chị em.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Trả lời:

– Đoạn 1 câu chủ đề là: bài ca có thể là lời của cô gái.

– Đoạn 2 không có câu chủ đề.

Câu 7: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên vườn nhà lúc nào cũng đầy những cây trái. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Sau khi làm xong những công việc vặt trong nhà, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút cây cối một cách nâng niu, cẩn thận. Như vậy, đến mùa, cây cối mới ra hoa kết trái, chúng tôi mới được hưởng hoa thơm quả ngọt. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Với tôi, ông nội là một người rất tuyệt vời.

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

Chiếc lá cuối cùng

Câu 1: Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dung trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là gì?

Trả lời:

– Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dung trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là tự sự.

Câu 3: Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” và ý nghĩa của từng đoạn.

Trả lời:

– Phần 1: Từ đầu → kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết

– Phần 2: Tiếp theo → vịnh Na- plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết

– Phần 3: Còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng

Câu 5: Đề tài của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là gì?

Trả lời:

– Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Đây một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.

Câu 6: Nêu các chi tiết tiêu biểu có trong Văn bản “chiếc lá cuối cùng”.

Trả lời:

– Các chi tiết tiêu biểu trong truyện là:

+ Giôn- xi bị chứng viêm phổi phải nằm viện

+ Cụ Bơ- mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để thắp lên hi vọng sống cho Giôn- xi vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ- man đã chết vì xưng phổi.

Câu 7: Trình bày các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật Giôn-xi.

Trả lời:

– Ngoại hình, hành động của cụ Bơ- mơn:

+ Hình ảnh cụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng

+ Cụ đã bắc thang và dùng đèn bão để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng.

Câu 8: Nêu ý nghĩa của nhân vật Giôn-xi.

Trả lời:

– Giôn-xi tuyệt vọng nghĩ khi nào chiếc lá cuối cùng rơi thì cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng đã không rụng, sau này điều đó khiến Giôn-xi trở nên lạc quan.

VIẾT

Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc

Câu 1: Biên bản là gì?

Trả lời:

Biên bản là một loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đầy đủ những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

Câu 2: Khi viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc chúng ta cần chú ý những yêu cầu nào?

Trả lời:

Khi viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc chúng ta cần chú ý những yêu cầu là:

– Về hình thức, bố cục cần có:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ

+ Tên văn bản

+ Thời gian, địa điểm ghi biên bản

+ Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản

+ Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung cơ bản, ghi đầy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ tọa, …)

+ Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ tọa)

– Về nội dung, thông tin cần đảm bảo:

+ Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể

+ Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan

+ Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm

Câu 3: Lập dàn ý viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc chúng ta cần chú ý những yêu cầu nào?

Trả lời:

Lập dàn ý viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc chúng ta cần chú ý những yêu cầu:

– Về hình thức, bố cục cần có:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ

+ Tên văn bản

+ Thời gian, địa điểm ghi biên bản

+ Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản

+ Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung cơ bản, ghi đầy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ tọa, …)

+ Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ tọa)

– Về nội dung, thông tin cần đảm bảo:

+ Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể

+ Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan

+ Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm

Câu 4: Giả sử trong một cuộc thảo luận nhóm về hoạt động chào mừng ngày 8/3, em được giao nhiệm vụ thư kí. Hãy viết biên bản cuộc thảo luận ấy.

Trả lời:

TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LỚP: 6A1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Họp thống nhất kế hoạch tổ chức hoạt động chào mừng ngày 8/3

Thời gian bắt đầu: 10h30, ngày 05 tháng 3 năm 2021

Địa điểm: tại phòng D36 (phòng học của lớp 6A1)

Thành phần tham dự:

– Giáo viên chủ nhiệm: cô Lê Mai Ngọc

– Toàn thể hoạc sinh lớp 6A1

Chủ trị (chủ tọa): Trần Hải Đăng – Lớp trưởng

Thư kí (người ghi biên bản): Trương Diệp Thảo Chi

Nội dung:

Chủ tọa Trần Hải Đăng phổ biến đến tập thể lớp kế hoạch tổ chức ngày 8/3

Chủ tọa tiến hành phân chia công việc:

– Tổ 1 chuẩn bị tiết mục múa, hát trong ngày tổ chức 8/3

– Tổ 2 chuẩn bị các hoạt động như trò chơi,….

– Tổ 3 và tổ 4 chuẩn bị quà, dọn dẹp đồ, vệ sinh trước khi ra về.

Cuộc họp kết thúc vào 11h30, ngày 05 tháng 3 năm 2021.

Thư kí Chủ tọa

(Đã kí) (Đã kí)

Trương Diệp Thảo Chi Trần Hải Đăng

NÓI VÀ NGHE

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

Câu 1: Lắng nghe và ghi chép nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Lắng nghe và ghi chép nhằm mục đích thu thập thông tin thu thập thông tin, hiểu được điều người khác muốn nói, và học hỏi hiệu quả hơn.

Câu 2: Người nghe và người trình bày là ai?

Trả lời:

– Người nghe có thể là các bạn, bố mẹ, thầy cô giáo của các em và người trình bày là bản thân các em.

Câu 3: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác, nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là lắng nghe và ghi chép những nội dung cơ bản, cốt lõi nhằm mục đích trao đổi, thảo luận hoặc làm tài liệu tham khảo

Ôn tập trang 25

Câu 1: Em đã học ba văn bản Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôiChiếc lá cuối cùng. Hãy hoàn thành phiếu học tập sau trong vở:

So sánh các văn bản

Tác phẩm

Đề tài

Chủ đề

Chi tiết tiêu biểu

Gió lạnh đầu mùa

Tuổi thơ tôi

Chiếc lá cuối cùng

Trả lời:

Tác phẩm

Đề tài

Chủ đề

Chi tiết tiêu biểu

Gió lạnh đầu mùa

Cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố nghèo vào những ngày đầu tiên gió mùa về

Sự sẻ chia, cảm thông đối với người có hoàn cảnh khó khăn

Chị em Sơn lấy áo của em Duyên đem cho Hiên mặc

Tuổi thơ tôi

Tuổi thơ

Tình bạn cần có sự cảm thông

Lợi có chú dế lửa và vô tình chú đã bị chết, tất cả mọi người tổ chức đám tang long trọng cho chú dế.

Chiếc lá cuối cùng

Sự sống và cái chết

Thắp lên hi vọng sống cho ta từ những điều giản dị đến từ những người xung quanh ta.

Cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ngay khi chiếc lá thật rụng xuống trong đêm mưa rét.

Câu 2: Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xứ của nhân vật đó?

Trả lời:

– Nhân vật vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất.

– Em đã học được rất nhiều điều từ cụ Bơ-mơn bài học về tình người thiêng liêng.

Câu 3: Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng) theo sơ đồ sau (làm vào vở):

Trả lời:

– Giống nhau: Thầy Phu và cụ Bơ-mơn đều là những người trầm lặng, làm những việc cho người khác một cách âm thầm mà không cần sự đền đáp nào cả.

– Khác nhau:

+ Thầy Phu đã đi đến đám tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm.

+ Còn cụ Bơ-mơn đã im lặng làm và cuối cùng trở nên im lặng mãi mãi vì cụ đã ra đi.

Câu 4: Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?

Trả lời:

Em học được về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác là:

– Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.

– Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.

Câu 5: Hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm đề trở thành “điểm tựa tinh thần” cho người khác.

Trả lời:

– Em đã cố gắng học tập thật tốt, đạt thành tích cao trong học tập để làm điểm tựa tinh thần cho bố mẹ.

Câu 6: Sau khi học xong bài học, em hiểu “điểm tựa tinh thần” là gì? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mọi người?

Trả lời:

– Theo em hiểu, điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc bạn đem lại cho người khác giúp họ có động lực hơn. Đối với mỗi người thì điểm tựa tinh thần giúp ta mạnh mẽ hơn, ý chí hơn trong cuộc sống.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web