Tác giả Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trãi.

Tác giả Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trãi

Ngày sinh: sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai

Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

Thời đại: Ông đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam

Cuộc đời:

Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán nhà Trần. Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ lập nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, đề ra chiến lược cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trãi

– Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

– Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Cáo

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

– Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)

c. Tóm tắt văn bản Bình Ngô đại cáo

Sau khi nước ta giành được thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh, vua Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này đã được công bố đến toàn thể nhân dân. Bình Ngô đại cáo đã thuật lại và tổng kết lại quá trình đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi của nhân dân ta, cho thấy chiến thắng vang dội cùng lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc. Bình Ngô đại cáo gồm có ba phần với sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phần một thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là tư tưởng nhân nghĩa. Đến phần thứ hai, Nguyễn Trãi đã vạch trần những tội ác của giặc Minh xâm lược và phần cuối cùng chính là sự thuật lại những trận đánh, những chiến công trong cuộc chiến của quân dân ta. Cả bài cáo thể hiện lên lòng tự hào dân tộc sâu sắc cùng với lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hùng hồn mà không kẻ địch nào có quyền được xâm phạm tới.

d. Bố cục văn bản Bình Ngô đại cáo

– Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận)

– Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn)

– Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn

– Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập

e. Giá trị nội dung văn bản Bình Ngô đại cáo

– Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

h. Giá trị nghệ thuật văn bản Bình Ngô đại cáo

– Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn

– Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

3.2. Bảo kính cảnh giới

Bảo kính cảnh giới– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức Bảo kính cảnh giới | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức - Trọn bộ tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức chi tiết về bố cục, tóm tắt, nội dung chính, kiến thức trọng tâm. (ảnh 1)

a. Thể loại: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập

– Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.

c. Tóm tắt văn bản Bảo kính cảnh giới

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè qua đó thể hiện tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

d. Bố cục văn bản Bảo kính cảnh giới

Chia làm 2 phần:

– 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.

– 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.

e. Giá trị nội dung văn bản Bảo kính cảnh giới

– Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè

– Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

g. Giá trị nghệ thuật văn bản Bảo kính cảnh giới

– Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm

– Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.

– Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

3.3. Dục Thúy sơn

Dục Thúy sơn– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.

c. Tóm tắt văn bản Dục Thúy sơn

Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.

d. Bố cục văn bản Dục Thúy sơn

– Phần 1 (6 câu đầu): Khung cảnh núi Dục Thúy.

– Phần 2 (2 câu sau): Nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

e. Giá trị nội dung văn bản Dục Thúy sơn

– Ca ngợi vẻ đẹp núi Dục Thúy

– Qua đó diễn tả tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.

g. Giá trị nghệ thuật văn bản Dục Thúy sơn

– Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả

– Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,…

3.4. Ngôn chí, bài 3

Tác giả Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Ngôn chí là bài thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

c. Tóm tắt văn bản Ngôn chí, bài 3

Bài thơ thể hiện khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình

d. Bố cục văn bản Ngôn chí, bài 3

– Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

– Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

– Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

– Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.

e. Giá trị nội dung văn bản Ngôn chí, bài 3

Văn bản Ngôn chí (bài 3) nói lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nhân dân, đất nước đồng thời cũng thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc.

g. Giá trị nghệ thuật văn bản Ngôn chí, bài 3

– Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).

3.5. Bạch Đằng hải khẩu

Bạch Đằng hải khẩu– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

c. Tóm tắt văn bản Bạch Đằng hải khẩu

Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.

d. Bố cục văn bản Bạch Đằng hải khẩu

– Phần 1: 2 câu đề: Không gian rộng lớn của sông Bạch Đằng

– Phần 2: 2 câu thực: Dấu ấn lịch sử vẻ vang trên dòng sông này

– Phần 3: 2 câu luận: Những anh hùng hào kiệt trên sông Bạch Đằng.

– Phần 4: 2 câu kết: Hồi tưởng về quá khứ dĩ vãng oanh liệt.

e. Giá trị nội dung văn bản Bạch Đằng hải khẩu

– Văn bản “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược.

– Nhìn dòng sông, Nguyễn Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, tự hào về anh hùng hào kiệt, rồi bộc lộ lòng man mác bâng khuâng.

g. Giá trị nghệ thuật văn bản Bạch Đằng hải khẩu

– Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên.

– Thể thơ thất ngôn linh hoạt sáng tạo.

3.6. Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

Văn bản: Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Nghị luận

b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

c. Tóm tắt tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác phẩm nói về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm xuất sắc và các giải thưởng đạt được của tác giả Nguyễn Trãi. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.

d. Bố cục tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

Phần 1: Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc

Phần 2: Nguyễn Trãi – nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất

e. Giá trị nội dung tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

– Khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi

– Khẳng định tâm huyết tham gia xây dựng đất nước của Nguyễn Trãi

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp

– Lập luận logic, chặt chẽ

– Dẫn chứng sát thực, thuyết phục

3.7. Gương báu khuyên răn – Bài 43

Gương báu khuyên răn – Bài 43 (Nguyễn Trãi) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

a. Thể loại: Thất ngôn xen lục ngôn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”.

– Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.

c. Nội dung chính tác phẩm Gương báu khuyên răn – Bài 43 (Nguyễn Trãi): Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè. Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

d. Bố cục tác phẩm Gương báu khuyên răn – Bài 43 (Nguyễn Trãi): Gồm 2 phần:

– Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên ngày hè.

– Phần 2 (2 câu thơ cuối): tấm lòng của Nguyễn Trãi.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Gương báu khuyên răn – Bài 43 (Nguyễn Trãi)

– Bài thơ “Cảnh ngày hè” miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Gương báu khuyên răn – Bài 43 (Nguyễn Trãi)

– Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc.

– Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn.

– Tả cảnh ngụ tình.

3.8. Thư lại dụ Vương Thông

Thư lại dụ Vương Thông - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Thư

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1947

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất

e. Tóm tắt tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

– Văn bản nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cỗ giữ thành chờ viện binh.

g. Bố cục tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

– Đoạn 1 (từ đầu … Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.

– Đoạn 2 (tiếp theo…bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.

– Đoạn 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.

h. Giá trị nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

– Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta

– Thể hiện phẩm chất và tài năng của tác giả

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

– Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

– Ngôn ngữ đánh thép.

3.9. Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

Tác giả Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

– Phần 1 (2 câu đầu): Tư tưởng nhân nghĩa.

– Phần 2 (8 câu tiếp): Nêu chân lí độc lập dân tộc.

– Phần 3 (còn lại): Trình bày kết quả.

b. Tóm tắt tác phẩm Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

Bình Ngô đại cáo ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đã dẹp yên giặc Minh. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi, soạn bài đại cáo tổng kết hành trình mười lăm năm chống Minh xâm lược đầy gian khổ mà hào hùng của nhân dân ta. Tác phẩm là áng thiên cổ hùng văn, là bản anh hùng ca hào sảng của cả dân tộc, khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của bài cáo, nên lên luận đề nhân nghĩa đồng thời khẳng định chủ quyền vốn có của dân tộc Đại Việt.

c. Phương thức biểu đạt

– Tác phẩm Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Thể loại

– Tác phẩm Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) thuộc thể loại: Cáo

e. Giá trị nội dung tác phẩm Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm phạm là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ

– Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục.

– Lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc.

– Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web