Tác giả Nguyễn Quang Sáng – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Quang Sáng
– Ngày sinh: 12 tháng 1 năm 1932 – 13 tháng 2 năm 2014; bút danh Nguyễn Sáng
– Quê quán: xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
– Cuộc đời:
Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2.
Đến năm 1948, được bộ đội cho đi học thêm văn hóa ở Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố.
Năm 1950, ông về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo.
Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam.
Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác.
Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng.
Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.
Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng Thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, 2, 3.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khóa 4.
Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
a. Các tác phẩm nổi tiếng: Con chim vàng, Người quê hương, Nhật ký người ở lại, Đất lửa, Câu chuyện bên trận địa pháo, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Cái áo thằng hình rơm, Mùa gió chướng, Người con đi xa, Dòng sông thơ ấu, Như một huyền thoại, Thời thơ ấu,…
b. Phong cách sáng tác: Nguyễn Quang Sáng xuất thân là người con của quê hương Nam Bộ, chính vì lẽ đó mà những sáng tác của ông mang phong cách thấm đượm màu sắc và nhịp sống của vùng quê hương Nam Bộ, vừa gần gũi vừa giản dị thân quen.
Trong các tác phẩm của mình, ông đều hướng ngòi bút của mình viết về con người và cảnh vật thiên nhiên, chính vì vậy khiến độc giả cảm thấy được sự gần gũi. Bằng các màu sắc bi tráng, câu chuyện kích tính, giàu chất thơ ca giúp cho văn xuôi của Nguyễn Quang Sáng thật sự tạo nên ấn tượng rất riêng trong lòng người đọc.
Lời văn của Nguyễn Quang Sáng mộc mạc và giản dị, nêu lên những vấn đề thực tại, những giá trị chân thật nhất về đời sống, con người và xã hội. Những giá trị nhân văn được tác giả khéo léo đưa vào tác phẩm, tạo nên ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm. Giọng văn lúc da diết, lúc hùng hồn, ông đã tạo cho người đọc thấy được sự mất mát to lớn mà chiến tranh gây ra, khiến cả thế giới biết rằng Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ loại kẻ thủ nào.
3. Thành tựu
- Tư Quắn – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959)
- Dòng sông thơ ấu – giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985)
- Con mèo của Foujita – tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994
- Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim quốc tế ở Moskva (1981)
- Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980)
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm 2001.
- Vểnh râu giành giải Mai vàng cho Nhà thơ xuất sắc năm 1997
4. Về các tác phẩm tiêu biểu
4.1. Con khướu sổ lồng
a. Thể loại: Truyện ngắn
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Văn bản Con khướu sổ lồng được trích từ tập truyện Con mèo của Foujita – NXB Kim Đồng – Hà Nội.
c. Tóm tắt văn bản Con khướu sổ lồng
Với ngôn từ giản dị, gần gũi, Nguyễn Quang Sáng đã đem đến cho người đọc một câu chuyện tưởng chừng như đơn thuần là câu chuyện của loài chim khướu nhưng tác giả đã gửi gắm trong đó câu chuyện của con người rất đáng suy ngẫm.
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự
e. Bố cục văn bản Con khướu sổ lồng
– Đoạn 1: Từ đầu đến “không thể thiếu”: Giới thiệu về con khướu
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “và nó trở về lồng, lại hót”: Con khướu bay đi sau đó trở về nhà .
– Đoạn 3: Còn lại: Con khướu trở về với trời xanh.
g. Giá trị nội dung văn bản Con khướu sổ lồng
– Thể hiện tình yêu thiên nhiên, các loài vật mà cụ thể là loài chim khướu
– Tài năng nghệ thuật của tác giả có cái nhìn sâu sắc, chân thực tinh tế
h. Giá trị nghệ thuật văn bản Con khướu sổ lồng
– Ngôn ngữ trong sáng giản dị, gần gũi thu hút người đọc.
4.2. Chiếc lược ngà
a. Hoàn cảnh sáng tác
“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên
b. Tóm tắt
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má. Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con. Chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho ông Sáu.
c. Giá trị nội dung
Truyện ngắn nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le
d. Giá trị nghệ thuật
Truyện kể theo điểm nhìn của bác Ba giúp tăng tính khách quan.Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công nữa là miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.