Tác giả Nguyễn Sĩ Dũng – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Sĩ Dũng
– Ngày sinh: sinh năm 1955
– Quê quán: huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
– Gia đình: Ông là con đầu trong một gia đình có tám người con. Cha ông là giáo viên dạy văn, còn mẹ ông là nhân viên phục vụ của một trường y tế. Nguyễn Sĩ Dũng là cháu của tú tài Nguyễn Sĩ Trâm, em trai tú tài Nguyễn Sĩ Giản, người sinh ra nhà cách mạng Nguyễn Sĩ Sách.
– Cuộc đời:
Nguyễn Sĩ Dũng thi đạt điểm tuyệt đối khoa Văn trường Đại học Tổng hợp, sau đó nhận được học bổng của nhà nước Việt Nam du học ở Liên Xô, học chuyên ngành tiếng Anh.
Sau khi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học ở Liên Xô.
Ông có bằng phó tiến sĩ Giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Nga.
Nguyễn Sĩ Dũng từng thực tập tại Nghị viện Australia.
2. Sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Sĩ Dũng
Từ năm 1997 đến năm 2003, Nguyễn Sĩ Dũng làm Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội Việt Nam.
Ngày 10 tháng 10 năm 2003, ông được Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam cùng với ông Nguyễn Đức Hiền (Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Quốc hội).
Nguyễn Sĩ Dũng là thành viên Nhóm tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông từng là Chủ tịch Hội đồng khoa học của Văn phòng Quốc hội.
Ông từng là Ủy viên thường trực Ban điều phối các dự án hợp tác quốc tế của Văn phòng Quốc hội.Ông từng là Thành viên Hội đồng biên tập của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.[3]
Ông là Ủy viên thường trực Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ông từng là thư ký của ông Vũ Mão (1939-2020), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ông là Thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật giao dịch điện tử, Dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Dự án Luật tổ chức Quốc hội, Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Quốc hội.
Từ tháng 3 năm 2016, ông nghỉ hưu.
Từ ngày 28 tháng 05 năm 2018 đến nay, ông giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC)
3. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Sĩ Dũng
– Phong cách nghệ thuật: chau chuốt, logic
– Tác phẩm chính: “Những nghịch lý của thời gian”, “Thế sự – một góc nhìn”,…
4. Về các tác phẩm tiêu biểu
4.1. Bản sắc là hành trang
a. Thể loại: Nghị luận
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong “Những nghịch lí của thời gian” năm 2011
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d. Người kể chuyện: Ngôi thứ 3
e. Tóm tắt tác phẩm Bản sắc là hành trang
Thế giới ngày càng phát triển đặt ra nhiều yêu cầu tuy nhiên cần hội nhập chứ không hòa tan. Đặc biệt là phải giữ gìn bản sắc văn hoa Việt Nam để tạo ra những nét độc đáo riêng cho dân tộc. Tiêu biểu như tiếng Việt, trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca… Bản sắc văn hoa giúp cho bạn bè thế giới ngưỡng mộ, gây chú ý đặc biệt trong tâm thức, có sự hấp dẫn kì lạ… Vì vậy giữ gìn bản sắc văn hóa là phương châm và hành động của mỗi cá nhân
g. Bố cục tác phẩm Bản sắc là hành trang
– Phần 1: Khái niệm hội nhập
– Phần 2: Giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam
– Phần 3: Nhấn mạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
h. Giá trị nội dung tác phẩm Bản sắc là hành trang
– Nêu bật được giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam.
– Nhấn mạnh vào ý thức của mỗi người trong việc giữ gì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bản sắc là hành trang
– Luận điểm rõ ràng
– Ngôn ngữ sắc bén…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.