Tác giả Chu Mạnh Trinh – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Chu Mạnh Trinh
– Ngày sinh: sinh năm 1862, mất năm 1905
– Quê quán: người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu ( nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)
– Gia đình: Cha là Chu Duy Tĩnh, từng làm quan đến chức Ngự sử.
– Cuộc đời:
+ Từ bé đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương.
+ Năm 19 tuổi đỗ Tú tài rồi đến xin học với Phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau được thầy gả con gái cho.
+ Năm 25 tuổi đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885).
+ Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ.
+ Sau khi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Ông nổi tiếng là người công minh chính trực, có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp cậy thế lộng hành.
+ Làm Tri phủ được ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Chu Mạnh Trinh
– Là một danh sĩ, Chu Mạnh Trinh nổi tiếng là người có tài văn chương.
– Tác phẩm nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh là bài hát nói HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Hương Sơn phong cảnh
a. Thể loại: Thơ tự do
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: – Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Chùa Hương, Là danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam. Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo, phảng phất sự biến hóa thần tiên. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. Nỗi lòng của du khách xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say.
e. Bố cục tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
– Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
– Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn
– Năm câu cuối: suy niệm của tác giả
g. Giá trị nội dung tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
– Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
– Từ ngữ có giá trị tạo hình cao
– Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
– Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.