Tác giả Xuân Diệu – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Xuân Diệu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn - Xuân Diệu.

Tác giả Xuân Diệu – Cuộc đời và sự nghiệpThơ duyên - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Xuân Diệu

– Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu

Ngày sinh: 1916- 1985

Quê quán: Can Lộc – Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.

Cuộc đời:

+ Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn

+ Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.

+ Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

+ Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.

+ Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng.

+ Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Xuân Diệu

a. Phong cách sáng tác

– Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

– Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

b. Di sản văn học

Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)… Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

– Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

– Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

– Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

– Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Thơ duyên

Thơ duyên - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Thể thơ thất ngôn (7 chữ)

b. Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Tuyển tập Xuân Diệu (thơ) – NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr 100 – 101)

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Thơ duyên

Bài thơ nói về tình yêu nhưng ở đây là tình yêu với cuộc sống, con người, thiên nhiên vẻ đẹp và sự hòa hợp với đời chính điều đó làm nên cái hay trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu.

e. Bố cục tác phẩm Thơ duyên

3 phần

– Đoạn 1: khổ 1,2: Khung cảnh một buổi chiều thu

– Đoạn 2: khổ 3: Sự hòa hợp trong tâm hồn nhà thơ

– Đoạn 3: khổ 4,5: Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính.

4.2. Vội vàng

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ tác phẩm Vội vàng

– Rút ra trong tập Thơ Thơ

– Là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

b. Thể thơ tác phẩm Vội vàng

– Tác phẩm Vội vàng thuộc thể loại: Thơ tự do

c. Bố cục tác phẩm Vội vàng

– Phần 1 (câu 1 đến câu 29): lí do phải sống vội vàng

– Phần 2 (còn lại): biểu hiện của cách sống vội vàng

d. Giá trị nội dung tác phẩm Vội vàng

Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt

e. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vội vàng

Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ

g. Một số nhận định hay về tác phẩm Vội vàng

1. Hoài Thanh, Hoài Chân: “Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta”.

2. Hoài Thanh, Hoài Chân: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”.

3. Trần Đăng Khoa: “Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng”.

4. Tô Hoài: “Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.

4.3. Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Tác giả Xuân Diệu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)a. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại nghị luận văn học

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam được trích trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà Nội.

c. Tóm tắt

Những ý chính của văn bản:

– Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh…

– Thu ẩm: đọc lên như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu; rất là đất nước nhà mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở trong văn chương sách vở.

– Thu vịnh: bài thơ mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.

– Thu điếu: thú vị ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sống, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi…

d. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là nghị luận

e. Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến “Thu điến, Thu ẩm, Thu vịnh. […]”): Giới thiệu Nguyễn Khuyến và 3 bài thơ nức danh

– Phần 2 (tiếp đến “nghệ thuật ngôn ngữ”): Nét đặc sắc của ba bài thơ

– Phần 3 (còn lại): Đánh giá chung về ba bài thơ

g. Giá trị nội dung

– Giá trị nội dung: làm rõ phong cách thơ của Nguyễn Khuyến qua các chùm thơ.

h. Giá trị nghệ thuật

– Các luận điểm chính và lý lẽ, cùng với các dẫn chứng, được sử dụng để làm rõ và minh chứng cho quan điểm và ý kiến đã được đề cập.

– Ngôn ngữ nghị luận của tác giả đơn giản, gần gũi và dễ hiểu. Phân tích được thực hiện một cách logic, mạch lạc, đồng thời so sánh với một số tác phẩm khác, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được vấn đề được trình bày.

– Giọng văn của tác giả mang tính nhẹ nhàng, tinh tế và dẫn dắt người đọc theo từng bước, từng giai đoạn để tìm hiểu ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

4.4. Đây mùa thu tới

Tác giả Xuân Diệu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

– Văn bản thuộc thể loại: thơ bảy chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

– Đây mùa thu tới được in trong tập Thơ thơ (1933 – 1938), tập thơ đầu tay của tác giả.

c. Phương thức biểu đạt

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

d. Bố cục bài thơ Đây mùa thu tới

– Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới.

– Phần 2: Khổ thơ thứ hai: Khu vườn mùa thu.

– Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu.

– Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn.

e. Giá trị nội dung

– Bài thơ là một bức tranh thu với những biến thái tinh vi nhất, những rung cảm sâu xa của lòng người trong thời khắc chuyển mùa.

g. Giá trị nghệ thuật

– Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Nghệ thuật nhân hóa.

– Cảm nhận tinh tế bằng các giác quan, cách tân trong việc tổ chức lời thơ, xây dựng hình ảnh, lựa chọn ngôn từ và kế thừa truyền thống thơ phương Đông kết hợp nhuần nhị với sự sáng tạo theo kiểu thơ phương Tây.

4.5. Nguyệt cầm

Tác giả Xuân Diệu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Thơ bảy chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm Nguyệt Cầm in trong tập “Gửi hương cho gió” tập thơ xuất bản năm 1945.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là Biểu cảm

d. Bố cục

Bố cục: 2 phần

– Phần 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn

– Phần 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng

e. Tóm tắt

“Nguyệt cầm” là bài thơ hay và chứa nhiều cảm xúc mới mẻ của Xuân Diệu khi ông tiếp cận với trường phái văn học nước ngoài, đó là những cảm xúc mới lạ, tình cảm chất chứa nét trữ tình, ẩn sâu bên trong lời thơ đó là những lý tưởng, những ẩn ý qua lời thơ ấy, qua hình ảnh độc nhất trong bài thơ “Nguyệt cầm”, trong mỗi lời thơ là hình ảnh hòa quyện của ánh trăng trong bản trong bản nhạc đầy du dương và nhẹ nhàng của người nghệ sĩ, đó không chỉ là những âm thanh tuyệt vời mà nó còn là những hình ảnh độc đáo và đậm chất mới lạ hấp dẫn người xem, người nghe. Nhân vật trữ tình cũng được tác giả thể hiện rất nổi bật với một cay đàn và gảy trong một không gian của đêm trăng đầy xúc động của tác giả.

g. Giá trị nội dung

– Nguyệt Cầm là một bài thơ nổi tiếng của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Ông chịu ảnh hưởng của trường phái văn Pháp, bài thơ Nguyệt cầm có nội dung là trường hợp thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.

h. Giá trị nghệ thuật

– Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế

– Sử dụng nhịp thơ độc đáo

– Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web