Tác giả Nguyễn Ngọc Tư – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
– Ngày sinh: 1 tháng 1 năm 1976
– Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
– Gia đình: sinh trong một gia đình nông dân
– Cuộc đời: Cô học hết cấp Phổ Thông Cơ Sở đã nghỉ học, mong muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau, môi trường thuận tiện có thể phát triển nghề cầm bút mà cô đam mê. Các truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê, được ba cô gửi tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau và đã được đăng. Cô đã kết hôn và cũng đã có con.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
– Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc
– Tác phẩm
+ Truyện ngắn, tản văn
-
Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2000)
-
Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, Nhà xuất bản Trẻ, 2001)
-
Giao thừa (gồm 17 truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2003)
-
Biển người mênh mông (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2003)
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({}) -
Nước chảy mây trôi (tập truyện ngắn và ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ Tp. HCM, 2004)
-
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, 2005)
-
Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2005; được dựng thành Phim “Cánh đồng bất tận” đạt giải thưởng Cánh Diều Vàng 2010)
-
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tập tạp bút, Nhà xuất bản Trẻ, 2005)
-
Sống chậm thời @ (tập tản văn, Nhà xuất bản Thanh niên, 2006) – đồng tác giả với Lê Thiếu Nhơn
-
Ngày mai của những ngày mai (gồm 35 tản văn, Nhà xuất bản Phụ nữ 2007), bản tái bản của Nhà xuất bản Văn học năm 2015 bổ sung thành 54 tản văn.
-
Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 2008)
-
Biển của mỗi người (gồm hơn 30 tạp bút, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2008), tái bản năm 2015 gồm 21 tản văn do Nhà Xuất Bản Kim Đồng ấn hành.
-
Yêu người ngóng núi (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2009)
-
Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thời Đại, 2010)
-
Gáy người thì lạnh (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2012)
-
Bánh trái mùa xưa (tập tản văn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2012)
-
Đảo (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2014)
-
Trầm tích (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2014), ra chung với Huệ Minh, Lê Thuý Bảo Nhi, Thi Nguyễn.
-
Xa xóm mũi (tập truyện ngắn thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2015). Tên trước là tập truyện ngắn thiếu nhi Ông ngoại do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
-
Đong tấm lòng (gồm hơn 30 tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2015)
-
Không ai qua sông (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2016)
-
Cố định một đám mây (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2018)
-
Hành lý hư vô (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2019)
-
Hong tay khói lạnh (tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2022)
+ Tiểu thuyết
-
Sông (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2012)
-
Biên sử nước (tiểu thuyết, Phanbook—Nhà xuất bản Phụ nữ, 2020)
+ Thơ
-
Chấm (tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2013)
-
Gọi xa xôi (tập thơ, Nhà xuất bản Văn Học, 2017)
– Giải thưởng:
Với những tác phẩm của mình, cô đã đạt được nhiều giải thưởng như:
-
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và giải Mai vàng cho Nhà văn xuất sắc.
-
2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam
-
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ thuật Việt Nam
-
2003: Một trong “Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002”
-
2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006
-
2018: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn. Giải thưởng trị giá 3000 euro. Bên cạnh đó, nữ văn sĩ nhận thêm khoảng 6.000 euro từ các tổ chức khác để thực hiện dự án viết dành cho nữ giới tại Việt Nam.
-
2019: Lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình chọn.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Mùa phơi sân trước
a. Thể loại: Tản văn
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Nằm ở phần 06 trong truyện ngắn Bánh trái mùa xưa
c. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
d. Tóm tắt Mùa phơi sân trước
– Tác phẩm viết về hình ảnh quen thuộc giàn phơi trước nhà với rất nhiều món ăn. Tất cả những món ăn tuổi thơ từ các loại khô gắn liền với tác giả .
e. Bố cục tác phẩm Mùa phơi sân trước
– Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng
– Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả
– Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi
g. Giá trị nội dung tác phẩm Mùa phơi sân trước
– Tác phẩm miêu tả, bày tỏ cảm xúc sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về giàn phơi trước sân vào mùa phơi
– Qua đó, tác giả còn thể hiện tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa phơi sân trước
– Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường
– Tác giả thể hiện cái tôi tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu thương
3.2. Trở gió
a. Thể loại: Tùy bút
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
-Tác phẩm trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Người kể chuyện: Nhân vật tôi
e. Tóm tắt tác phẩm Trở gió
Tác phẩm nói về cuộc hẹn của tác giả với gió chướng và những cảm giác xao xuyến khi mùa gió chướng về và nỗi sợ của tác giả khi đi xa sẽ không còn được thấy không khí nhộn nhịp mùa gió chướng
g. Bố cục tác phẩm Trở gió
– Phần 1: Từ đầu ..Ôi! gió chướng :Tác giả nhớ về cuộc hẹn với gió chướng
– Phần 2: Tiếp đến… còn dưa hấu nữa, ui chao: tâm trạng của tác giả khi mùa gó chướng tới
– Phần 3: Còn lại: tác giả lo sợ khi tương lai không được gặp gió chướng
h. Giá trị nội dung tác phẩm Trở gió
– Cảm giác xao xuyến của nhân vật tôi khi mùa gió chướng về, cùng những hình ảnh vô cùng quen thuộc mỗi mùa gió chướng
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Trở gió
– Thành công trong khắc họa tâm lý nhân vật
– Nghệ thuật tự sự độc đáo hấp dẫn
3.3. Người mẹ vườn cau
a. Thể loại
Người mẹ vườn cau thuộc thể loại truyện ngắn.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Trích trong “Xa xóm Mũi”, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản Người mẹ vườn cau có phương thức biểu đạt là Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
d. Người kể chuyện
Văn bản Người mẹ vườn cau được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi.
e. Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau
Người mẹ vườn cau của tác giả Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu bối cảnh bằng nhân vật “tôi” được cô giáo giao cho bài văn về mẹ. Với đề bài như vậy, nhưng nhân vật tôi lại không biết phải làm như thế nào. Sau đó là những chuỗi hồi tưởng về kỉ niệm hồi nhỏ, kỉ niệm cùng người bà. Các hình ảnh về con đường về nhà bà, ngôi nhà, ngoại hình của bà, khung cảnh bữa cơm giỗ chú, được bà dắt đi dạo trong vườn hoa quả. Một loạt hồi tưởng như vậy, nhân vật quay lại thực tại với bài văn điểm kém của mình, tuy vậy nhân vật không hề buồn mà vẫn vui vẻ.
g. Bố cục bài Người mẹ vườn cau
Người mẹ vườn cau có bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngủ với bà nghe ba): Hoàn cảnh của người mẹ vườn cau.
+ Phần 2 (Tiếp đến ba tôi chuyển công tác lên tỉnh): Tình cảm của người mje vườn cau.
+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa, giá trị, công lao của mẹ.
h. Giá trị nội dung
Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội – một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.
i. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.
– Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.
– Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.
3.4. Cải ơi
a. Thể loại
Cải ơi thuộc thể loại truyện ngắn
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Cải ơi là tác phẩm lấy trong tập Cánh đồng bất tận sáng tác 2005 là tập truyện ngắn hay và đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản Cải ơi có phương thức biểu đạt là tự sự
d. Người kể chuyện
Văn bản Cải ơi được kể theo ngôi thứ ba
e. Tóm tắt văn bản Cải ơi
Cải ơi là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc Tư, qua đó đã để lại cho ta nỗi vấn vương về những mảnh đời bất hạnh. Năm nhỏ- một người cha già, ông đã lang thang trên khắp vùng miền để tìm kiếm Cải- con gái được hơn mười hai năm rồi. Lần ấy vì làm mất trâu, mà nó sợ nên bỏ nhà ra đi. Thấy vậy từ vợ đến người ngoài ai cũng nghĩ rằng vì nó không phải con ruột nên ông tính toán, ngược đãi. Dù ông có giải thích thế nào, những vẫn chẳng ai chịu nghe và hiểu ông. Vậy rồi, ông quyết định lên đường tìm cái Cải về. Nói thì dễ, nhưng thoắt cái, mười hai năm trôi qua, nhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Lần ấy khi biết được nếu lên ti vi có khả năng cao sẽ tìm được cái Cải, nhưng tiền để được phát sóng lại quá đắt. Vậy nên ông đã nghĩ ra kế, ông đi trộm trâu của người ta, để bị bắt. Vậy là ông đã được lên ti vi, lên báo theo đúng ý nguyện của mình, nhưng khi phát sóng, người ta chỉ thấy Năm nhỏ nhép miệng một cách tuyệt vọng. Qua tác phẩm, nhà văn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
g. Bố cục văn bản Cải ơi
Gồm 4 phần:
– Phần 1: Từ đầu cho đến “…dứt khoát tìm được con Cải về”: Con Cải bỏ đi và ông Năm ra đi tìm Cải.
– Phần 2: Tiếp theo cho đến “… làm sui chơi”: Hành trình đi tìm Cải của ông Năm.
– Phần 3: Tiếp cho đến “…đi đâu vậy cà”: Nỗi trăn trở của ông Năm đi tìm Cải.
– Phần 4: Còn lại: Câu chuyện của ông Năm.
h. Giá trị nội dung
Nội dung của tác phẩm chủ yếu nói về lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng liêng và đầy lòng yêu thương của con người đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc về tình cha trong xã hội qua đó đòi hỏi mỗi người cần yêu thương cha hơn trong cuộc sống.
i. Giá trị nghệ thuật
Bằng những câu từ đầy sáng tạo và ý nghĩa sâu sắc đã cho thấy được tài năng của Nguyễn Ngọc Tư, một tài năng trong khai thác tâm lí nhân vật.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.