Tác giả Thanh Thảo – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Thanh Thảo
– Tên khai sinh: Hồ Thành Công
– Ngày sinh: sinh ngày 16 tháng 2 năm 1946
– Quê quán: Mộ Đức, Quảng Ngãi
– Cuộc đời: Ông là một nhà thơ kiêm nhà báo người Việt Nam. Tốt nghiệp khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam. Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam. Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Thanh Thảo
– Phong cách nghệ thuật: ông là nhà báo, nhà thơ được đọc giả biết tới với nhưng tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến
– Tác phẩm
- Trẻ con ở Sơn Mỹ (trường ca, 1975-1978) gồm 7 cảnh,
- Những người đi tới biển (trường ca, 1977) gồm 3 chương,
- Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (trường ca, 1978-1980) gồm 6 phần,
- Dấu chân qua trảng cỏ (tập thơ, 1978),
- Bùng nổ của mùa xuân (trường ca, 1980-1981),
- Đêm trên cát (trường ca, 1982),
- Trò chuyện với nhân vật của mình (trường ca, 1983)
- Cỏ vẫn mọc (trường ca, 1983),
- Khối vuông Rubic (trường ca, 1984),
- Khối vuông Rubic (tập thơ, 1985),
- Tàu sắp vào ga (tập thơ, 1986),
- Bạch đàn gởi bạch dương (tập thơ, 1987),
- Từ một đến một trăm (tập thơ, 1988),
- Những ngọn sóng mặt trời (trường ca, 1994),
- Ngón thứ sáu của bàn tay (tiểu luận phê bình, 1995)
- Mãi mãi là bí mật (tiểu luận phê bình, 2004),
- Thanh Thảo 1 2 3 (tập thơ, 2007),
- Thanh Thảo 70 (tuyển tập thơ, 2008),
- Trò chuyện với dòng sông (tiểu luận phê bình, 2009),
- Trường ca Mêtrô (trường ca, 2009),
- Trường ca chân đất (2012)…
3. Những đóng góp
– Giải thưởng: Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An nình, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014.
– Quỹ học bổng “Vì trẻ em Sơn Mỹ”
Năm 1998, trong ngày tưởng niệm 30 năm Thảm sát Mỹ Lai, Thanh Thảo bắt đầu trao tặng học bổng cho các em học sinh nghèo tại làng Tư Cung, xã Tịnh Khê, Quảng Ngãi để ngăn trẻ em nghèo bỏ học cho đến bây giờ. Do quỹ học bổng này của cá nhân nhà thơ nên không cố định mỗi năm bao nhiêu suất, mỗi suất bao nhiêu tiền. Nó đơn giản là tiền nhuận bút ông tích góp được bao nhiêu thì chia cho các em bấy nhiêu.
4. Về các tác phẩm tiêu biểu
4.1. Gặp lá cơm nếp
a. Thể loại: Thơ 5 chữ
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ trích từ tác phẩm Dấu chân qua trảng cỏ
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Gặp lá cơm nếp
Bài thơ viết về hình ảnh của người lính đi xa nhà, nhưng trong anh vẫn luôn giữ hình ảnh nồi cơm nếp, cùng tình yêu mẹ, yêu quê hương da diết
e. Bố cục tác phẩm Gặp lá cơm nếp
– Phần 1: 2 khổ đầu hình ảnh người mẹ trong ký ức của người lính
– Phần 2: Còn lại tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước
g. Giá trị nội dung tác phẩm Gặp lá cơm nếp
– Người con đi xa quê nhớ về người mẹ hiền cùng nồi cơm nếp trong kí ức của mình. Từ đó gợi lên tình yêu của người con dành cho mẹ, tình yêu quê hương da diết.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Gặp lá cơm nếp
– Thể thơ 5 chữ
– Độc đáo cách gieo vầng, ngắt nhịp
4.2. Đàn ghi ta của Lor-ca
a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Đàn ghi-ta của lor-ca (Thanh Thảo)
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập “Khối vuông ru-bic”, là một trong số nhũng sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của Thanh Thảo
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập “Khối vuông ru-bic”, là một trong số nhũng sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của Thanh Thảo
b. Bố cục tác phẩm Đàn ghi-ta của lor-ca (Thanh Thảo)
– Phần 1 (6 dòng thơ đầu): Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha
– Phần 2 (12 câu tiếp theo): Một cái chết đầy oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác
– Phần 3 (còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.
c. Nội dung chính tác phẩm Đàn ghi-ta của lor-ca (Thanh Thảo)
Bài thơ nói lên sự đồng cảm sâu sắc giữa hai tâm hồn nghệ sĩ là tác giả và Lorca, người nghệ sĩ tự do và cô đơn, vẫn hiên ngang trong cái chết đầy oan khuất.
d. Tóm tắt tác phẩm Đàn ghi-ta của lor-ca (Thanh Thảo)
Bài thơ nói lên sự đồng cảm sâu sắc giữa hai tâm hồn nghệ sĩ là tác giả và Lorca, người nghệ sĩ tự do và cô đơn, vẫn hiên ngang trong cái chết đầy oan khuất. Bài thơ là hình ảnh người nghệ sĩ đơn độc với niềm khát khao tự do và khát khao đổi mới nền nghệ thuật cũ kĩ của Tây Ban Nha. Tiếp đến là cái chết oan khuất và bi phẫn của Lor-ca khi chính quyền độc tài muốn tiêu diệt ông. Tuy ra đi nhưng với sự cống hiến của mình, Lor-ca để lại âm hưởng của tiếng đàn, tiếng ghi ta vẫn cứ mãi vang vọng cũng thời gian và đó cũng chính là sự vĩnh hằng của nghệ thuật Lor-ca.
e. Phương thức biểu đạt
– Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả
g. Thể thơ tác phẩm Đàn ghi-ta của lor-ca (Thanh Thảo)
– Tác phẩm Đàn ghi-ta của Lor-ca được viết theo thể thơ: Tự do
h. Giá trị nội dung tác phẩm Đàn ghi-ta của lor-ca (Thanh Thảo)
– Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca với những khía cạnh khác nhau: một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khốc, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác, một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt.
– Lor-ca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong một môi trường bạo lực thống trị đã sống và chết rất cao đẹp. Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lor-ca, bài thơ còn là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lor-ca.
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đàn ghi-ta của lor-ca (Thanh Thảo)
– Hình thức nghệ thuật độc đáo: kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc về kết cấu.
– Mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca.
– hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca Việt Nam sau 1975.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.