Tác giả Bùi Mạnh Nhị – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Bùi Mạnh Nhị - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Bùi Mạnh Nhị.

Tác giả Bùi Mạnh Nhị – Cuộc đời và sự nghiệp

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Bùi Mạnh Nhị

Ngày sinh: 1955

Quê quán: Nam Định

Cuộc đời: Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1977 tại Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (ngành Văn học), công tác tại Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Học cao học tại Đại học Sư phạm Hà Nội ngành Văn tại Đại học Sư phạm Hà Nội 1: 1978 – 1980. Phó Trưởng Bộ môn Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh từ năm 1985. Bảo vệ luận án tiến sỹ tại Viện Hàn lâm khoa học Nga năm 1992. Bảo vệ luận án tiến sỹ khoa học năm 1995 tại Viện Hàn lâm khoa học Nga. Từ năm 1996 – 1999: Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí minh. Từ 1999- 2007: Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Từ 2007 – 2015: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.Từ 2015 đến 2019: Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước. Từ tháng 2- 2019: Giảng viên cao cấp Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Bùi Mạnh Nhị

– TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN:

  • Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nxb Tổng hợp Tp HCM, năm 1980.
  • Giáo trình Văn học dân gian, tập 2 (Viết chung), Trường Đại học Sư phạm Tp HCM, năm 1984.
  • Ca dao Dân ca Nam Bộ (Sưu gầm, biên soạn chung, Nxb Tổng hợp Tp HCM, năm 1984.
  • Truyện cười dân gian Nam Bộ (Sưu gầm, biên soạn chung), Nxb Tổng hợp Tp HCM, năm 1988.
  • Văn học dân gian Những công trình nghiên cứu (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1999, tái bản lần 6 năm 2012.
  • Văn học dân gian Những tác phẩm chọn lọc (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1999, tái bản lần 5 năm 2012.
  • Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2012.
  • Tác giả Sách giáo khoa môn Ngữ văn các lớp 6, 7 và lớp 10 nâng cao từ năm 2006 đến 2018.
  • Trang sách trang đời (Nxb Giáo dục, 2022).
  • Tác giả có tác phẩm văn nghị luận được đưa vào Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6 trong các bộ sách Cánh diều, Nxb Đại học Sư phạm Tp HCM, năm 2021 và Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2021.
  • Nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí Văn hóa dân gian, Nghiên cứu Văn học, báo Văn nghệ, Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh và các Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Bộ Văn hóa, Viện Văn học.

– GIẢI THƯỞNG:

+Giải thưởng văn học:

  • Giải B Thơ Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1976.
  • Giải Ba Thơ của Hội Văn nghệ Tp HCM năm 1980.

+Các giải thưởng khác:

  • Nhà giáo Ưu tú, năm 2010.
  • Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 2015.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Tác giả Bùi Mạnh Nhị - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: Nghị luận văn học

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

b. Xuất xứ

Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012).

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Khẳng định Thánh Gióng thuộc loại tác phẩm hay nhất thuộc chủ đề đánh giặc giữ nước. Sự ra đời kì lạ của Gióng, nhân dân muốn nhân vật có xuất thân phi thường kỳ lạ thì tất lẽ sẽ lập nên những chiến công kỳ lạ. Gióng lớn lên cũng rất kì lạ, Gióng lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của nhân dân chứng tỏ Gióng không còn là con của một bà mẹ mà là con của toàn thể dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh của toàn dân tộc ta. Khi Gióng vươn vai ra trận, cái vươn vai phát triển của Gióng thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của cả dân tộc khi đất nước có giặc ngoại xâm. Khi ra trận Gióng đánh giặc bằng văn hóa của dân tộc Việt Nam từ roi sắt, gậy sắt, ngựa sắt, cụm tre. Hình ảnh Gióng đánh giặc xong bay lên trời để thể hiện sự phi thường, bất tử của Gióng, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước của nhân dân.

e. Bố cục tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Chia văn bản thành 5 phần

– Phần 1: Chủ đề đánh giặc cứu nước

– Phần 2: Gióng ra đời kì lạ

– Phần 3: Gióng lướn lên cũng kì lạ

– Phần 4: Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

– Phần 5: Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

g. Giá trị nội dung tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

– Bài văn nghị luận chứng minh rằng Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước của Bùi Mạnh Nhị.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

– Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

– Sử dụng các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng thuyết phục.

3.2. Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”

Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại: Nghị luận văn học là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về các vấn đề văn học.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Tóm tắt tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”

Văn bản là một bài văn nghị luận văn học, trong đó, tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã chỉ ra những nét độc đáo của bài ca dao: Diễn tả tình yêu quê hương, đất nước một cách bình dị, sâu sắc; gây ấn tượng về sự khác thường của dòng thơ; sử dụng các biện pháp tu từ: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, so sánh,… Bài ca dao là lời của cô gái, cũng có thể là của một chàng trai làng nào đó. Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi, bài ca dao này đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha, vừa sâu lắng.

e. Bố cục tác phẩmVề bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”(3 đoạn):

– Đoạn 1: Từ đầu …đầy sức sống

→ Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

– Đoạn 2: Trên cái nền…thầm kín và hồn nhiên?”

→ Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

– Đoạn 3: Phần còn lại

→ Vấn đề bài thơ là lời của ai?

g. Giá trị nội dung tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”

– Tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… qua đó thể hiện niềm tự hào, yêu quý dành cho vẻ đẹp quê hương trong bài ca dao.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”

– Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web