Tác giả Đỗ Bích Thúy – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Đỗ Bích Thúy
– Ngày sinh: năm 1975
– Quê quán: Tỉnh Hà Giang
– Cuộc đời:
+ Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Đỗ Bích Thúy
– Bà có nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tôi đã trở về trên núi cao”, “Ngải đắng trên núi”, “Mùa cá nổi”, “Sau những mùa trăng”,…
– Đỗ Bích Thúy đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1999 với chùm truyện ngắn: “Ngải đắng trên núi”, “Mùa cá nổi”, “Sau những mùa trăng” và tạo nên cơn sốt vì khi ấy bà chỉ mới tốt nghiệp Đại học.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Và tôi nhớ khói
a. Thể loại: Truyện ngắn
b. Xuất xứ:
In trong tập Tôi đã trở về trên núi cao, NXB Hội nhà văn, 2018
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1
e. Tóm tắt tác phẩm Và tôi nhớ khói
Nhân vật tôi nhớ về ngọn khói quê nhà với nhiều kỉ niệm đẹp. Ngọn khói che phủ toàn bộ làng như trùm lên một tấm vải đen. Tôi nhớ tới ngọn khói với bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa. Nhờ ngọn khói ấy cũng mời gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi trở về nhà ăn cơm. Từ ngày này qua ngày khác, từ gộc củi này qua gộc củi khác, không lúc nào bếp nguội. Bếp chỉ nguội khi người bỏ cuộc đời mà đi… Và đi xa, mỗi chiều tối, trong cái giá lạnh của mùa đông, tôi lại nhớ tới góc bếp, nhớ tới ngọn lửa đỏ, nhớ ngọn khói và cái mái lá cũ.
g. Bố cục tác phẩm Và tôi nhớ khói: 2 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê
– Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.
h. Giá trị nội dung tác phẩm Và tôi nhớ khói
– Và tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Và tôi nhớ khói
– Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.