Tác giả Nông Quốc Chấn – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nông Quốc Chấn
– Tên thật là Nông Văn Quỳnh
– Ngày sinh: 18 tháng 11 năm 1923 – 4 tháng 2 năm 2002
– Quê quán: xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
– Cuộc đời:
Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1958.
Ông đã từng tham gia Mặt trận Việt Minh và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ.
Em trai ông là nhà văn Nông Viết Toại cũng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm:
- Đại biểu Quốc hội
- Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc
- Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc
- Thứ trưởng Bộ Văn hóa
- Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội
- Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du
- Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc
- Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nông Quốc Chấn
a. Tác phẩm chính:
– Tiếng ca người Việt Bắc (thơ, 1959), Đèo gió (thơ, 1968), Suối và biển (thơ, 1984), cùng một số tập thơ khác bằng tiếng Tày như: Việt Bắc đánh giặc, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Dám kha Pác Bó…
b. Phong cách nghệ thuật:
– Thơ ông mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.
3. Giải thưởng
- Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng, Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới ở Berlin, 1951
- Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1954
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, 1958
- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật
4. Về các tác phẩm tiêu biểu
4.1. Dọn về làng
a. Bố cục tác phẩm Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
– Phần 1 (6 câu đầu + 15 câu cuối): niềm vui khi được trở về làng
– Phần 2 ( 31 câu giữa) cuộc sống gian khổ và niềm căm hờn giặc của người dân Cao- Bắc- Lạng
b. Nội dung chính tác phẩm Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
Dọn về làng là bài thơ tả lại cảnh quê hương miền núi sau khi được quân ta giải phóng, thể hiện qua lời tâm sự của người con với mẹ: … Bài thơ còn thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của quê hương, biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm và khát vọng thanh bình của nhân dân miền núi.
c. Tóm tắt tác phẩm Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
Tác giả Nông Quốc Tuấn sinh năm 1923 – 2002, tên khai sinh Nông Văn Quỳnh, ông sớm giác ngộ cách mạng. Ngoài ra Ông còn là một trong những gương mặt văn hoá tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp tri thức dân tộc ít người trưởng thành trong cách mạng. Thơ Ông mang cảm xúc chân thành, giản dị, lỗi diễn đạt tự nhiên mà giàu hình ảnh. Một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của Ông là bài thơ Dọn về làng. Bài thơ viết về quê hương của chính Ông trong những năm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng. Bài thơ được viết vào năm 1950, được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Béc – lin. Sau đó được đăng trên tạp chí Châu Âu. Bài thơ đã phác hoạ nỗi thống khổ của nhân dân đồng thời nói lên được tội ác của giặc và niềm vui sướng tột độ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng được giải phóng. Có thể nói đây là một bài thơ hay về nhân dân miền núi trong kháng chiến chống Pháp. Những con người ấy phải chịu những đau thương mất mát khi chúng đến và khi giải phóng họ thể hiện niềm vui hân hoan của mình. Nghệ thuật thơ mang đậm chất dân tộc.
d. Phương thức biểu đạt:
– Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả
e. Thể thơ tác phẩm Dọn về làng (Nông Quốc Chấn):
– Tác phẩm Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) thuộc thể thơ: Tự do
g. Giá trị nội dung tác phẩm Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
– Bức tranh hiện thực sinh động của nhân dân Cao – Bắc – Lạng trong những năm kháng chiến chống Pháp.
– Bức tranh có hai mảng tối và sáng: tối là cuộc sống cơ cực và bị giặc đàn áp của người dân; sáng là cuộc sống hồi sinh, vui tươi sau ngày hoàn toàn giải phóng.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
– Tứ thơ được khơi nguồn từ cảm hứng hồi sinh của dân tộc sau cuộc chiến đấu với kẻ thù
– Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.