Tác giả Nguyễn Duy – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Duy - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Duy.

Tác giả Nguyễn Duy – Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Duy

– Tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

Ngày sinh: sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948

Quê quán: xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa

Cuộc đời:

Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 – Khe Sanh, Đường 9 – Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (năm 1979). Trong giai đoạn này, ông đã trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, “Giọt nước mắt và nụ cười”, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Duy

a. Phong cách sáng tác:

Thơ của Nguyễn Duy có rất nhiều bài mang phong cách ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu cảm xúc, cứ như thế ông gieo rắc vào lòng bạn đọc những rung cảm khó có thể tìm được trong thơ ca. Nguyễn Duy được đánh giá rất cao trong thể thơ lục bát, thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của ông được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển.

b. Các tác phẩm:

– Thơ:

  • Cát trắng (1973), 50 bài thơ
  • Ánh trăng (1978), 33 bài thơ
  • Đãi cát tìm vàng (1987), 38 bài thơ
  • Mẹ và em (1987)
  • Đường xa (1989), 19 bài thơ
  • Quà tặng (1990)
  • Về (1994), 49 bài thơ
  • Sáu và Tám (tuyển thơ lục bát, 1994)
  • Tình tang (1995)
  • Vợ ơi (tuyển thơ tặng vợ, 1995)
  • Bụi (1997), 49 bài thơ
  • Thơ Nguyễn Duy (2010, tuyển tập những bài thơ tiêu biểu nhất của ông)
  • Quê nhà ở phía ngôi sao (2017)
  • Tuyển thơ lục bát (2017)

– Thể loại khác:

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • Em-Sóng (kịch thơ, (1983)
  • Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986)
  • Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1986)
  • Tôi thích làm vua (ký, 1988)
  • Ghi và Nhớ (ký, 2017)

c. Giải thưởng: Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Đò lèn

Tác giả Nguyễn Duy - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy)

– Phần 1 (5 khổ đầu): Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà.

– Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.

b. Nội dung chính tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy)

Nguyễn Duy đã viết về người bà ngoại của mình với tất cả lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc. Đò Lèn của tác giả đã gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất. Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm mà không nghĩ đến cảm xúc của bà.

c. Tóm tắt tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy):

Bài thơ cho thấy cách nhìn về tuổi thơ của tác giả. Thời thơ ấu: câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền,chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi chợ. Nhà thơ nhớ và thể hiện tình cảm sâu nặng đối với người bà. Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng. Bà hiện lên đầy cơ cực, tần tảo mà yêu thương. Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà. Cuối cùng ông cho thấy sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng khi bà đã khuất xa.

d. Phương thức biểu đạt:

– Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả

e. Thể thơ tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy):

– Tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy) thuộc thể thơ: 8 chữ

g. Giá trị nội dung tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy)

– Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất.

– Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy)

– Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.

– Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian.

3.2. Ánh trăng

a. Bố cục tác phẩm Ánh trăng

Gồm 3 đoạn:

– Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại

– Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

– Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

b. Nội dung chính tác phẩm Ánh trăng

Bài thơ là hình ảnh vầng trăng trong quá khứ khi chiến trang diễn ra gay go khốc liệt, vầng trăng của thời điểm hiện tại khi đất nước đã hòa bình cuộc sống của con người bình yên, hạnh phúc. Đồng thời thế hiện mối quan hệ giữa vầng trăng và con người

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Ánh trăng

Phương thức biểu đạt tác phẩm Ánh trăng là Tự sự, biểu cảm

d. Thể thơ

Tác phẩm Ánh trăng thuộc thể thơ Ngũ ngôn (5 chữ)

e. Giá trị nội dung tác phẩm Ánh trăng

– Ánh trăng là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ánh trăng

– Thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc.

– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự

– Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa giàu tính biểu cảm

– Giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web