Tác giả Lỗ Tấn – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Lỗ Tấn
– Tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân
– Ngày sinh: sinh năm 1881, mất năm 1936
– Quê quán: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc
– Cuộc đời:
+ Năm 13 tuổi, ông chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc Ông chọn nghề y để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín… như cha mình.
+ Ông đổi chí hướng nhân một lần ông xem phim thấy những người Trung Quốc hăm hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông giật mình nhận ra rằng: “chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Ông chuyển sang làm văn nghệ.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn
– Quan điểm sáng tác: dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai. Các tác phẩm của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Chủ đề phê phán quốc dân tính trong sáng tác của ông trở nên thấm thía, sâu sắc.
– Các tác phẩm chính: AQ chính truyện (kiệt tác vhọc TQ và thế giới), tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tạp văn có giá trị phê phán, chiến đấu cao.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Thuốc
a. Bố cục tác phẩm Thuốc
– Phần 1 (từ đầu đến “Cổ…Đình Khẩu”): Đêm thu gần sáng, lão Hoa đi mua thuốc về chữa bệnh cho con
– Phần 2 (tiếp đó đến “đắp cho con”): Cảnh vợ chồng lão Hoa cho con uống thuốc
– Phần 3 (tiếp đó đến “Điên thật rồi”): cuộc bàn luận trong quán trà về phương thuốc chữa bệnh lao và về Hạ Du
– Phần 4 (còn lại): cảnh hai bà mẹ viếng mộ con
b. Tóm tắt tác phẩm Thuốc
Vợ chồng Hoa Thuyên là chủ một quán trà có con trai là thằng bé Thuyên bị bệnh lao đã lâu, không có cách gì chữa khỏi. Được lão cả Khang mách nước rằng, ăn bánh bao tẩm máu người chết thì sẽ hết bệnh lao. Lão Hoa Thuyên bèn tìm đến cai ngục rồi lấy bánh bao chấm vào máu của tử tù vừa bị chém đầu, để về cứu con. Khi đứa con đang ăn bánh thì những người khách vào quán trà bàn tán về người bị chém sáng nay, thì ra đó là Hạ Du người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh bản thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nước Thằng bé Thuyên sau đó vẫn chết, mộ của thằng bé và Hạ Du được chôn gần nhau. Vào tiết thanh minh, hai người mẹ gặp nhau khi đi viếng con. Hai người buồn bả, xót xa cho con mình. Họ đồng cảm cho nhau vì cùng cảnh ngộ. Và họ bất ngời vì trên mộ Hạ Du có vòng hoa hồng và trắng xen kẽ nhau, hai bà mẹ tự hỏi “ thế là thế nào”.
c. Phương thức biểu đạt
– Tự sự, biểu cảm
d. Thể loại tác phẩm Thuốc
– Tác phẩm Thuốc thuộc thể loại: Truyện ngắn
e. Ngôi kể
– Ngôi thứ ba
g. Giá trị nội dung tác phẩm Thuốc
– Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà bằng hộp sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
– Truyện phơi bày tình trạng ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và thể hiện lòng khâm phục, xót thương đối với nhà cách mạng đã hi sinh
– Truyện ngắn Thuốc đã thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của chính mình chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng thì dân tộc đó vẫn còn chìm đắm trong mê muội
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thuốc
– Sử dụng thành công thể loại nghị luận với luận điểm, luận cứ, luận chững rõ ràng, xác thực.
– Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ…
– Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục.
– Cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, súc tích
– Hình ảnh mang tính biểu tượng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa
3.2. Cố hương
a. Bố cục tác phẩm Cố hương
Gồm 3 phần:
– Phần 1( Từ đầu đến “ Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê
– Phần 2(Tiếp đó đến “ Sạch trơn như quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.
– Phần 3(Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.
b. Tóm tắt tác phẩm Cố hương
Trong chuyến về quê cuối cùng, nhân vật tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Và những con người xưa cũng đã đổi thay. Trong đó có Nhuận Thổ- người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời.Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, tôi suy nghĩ về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.
c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Cố hương
Phương thức biểu đạt tác phẩm Cố hương là Tự sự
d. Thể loại
Tác phẩm Cố hương thuộc thể loại Truyện ngắn
e. Ngôi kể
Tác phẩm Cố hương được kể theo Ngôi thứ 1
g. Giá trị nội dung tác phẩm Cố hương
– Cố hương là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX.Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật Tôi, những rung cảm của “Tôi” trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cố hương
– Truyện Cố hương có bố cuc chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.