Tác giả Phạm Đình Hổ – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Phạm Đình Hổ
– Tên chữ là Tùng – Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiểu, tục gọi là Chiêu Hổ
– Ngày sinh: 1768 – 1839
– Quê quán: Ông là người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)
– Gia đình: Phạm Đình Dư (là thân phụ của Phạm Đình Hổ) biệt hiệu là Diệc Hiên tiên sinh, ấu thơ giỏi văn võ, thông thạo lí số. Ông thi nhiều lần nhưng chỉ đỗ Hương cống. Để mưu sinh ông mở học hiệu tại Thăng Long, dạy văn, võ. Học sinh theo học rất đông đều có người đỗ đạt cao và là những bậc danh thần như Nguyễn Bá Tông, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Đăng Thọ, Vũ Tông Diễm, Trịnh Lĩnh Hầu, Tự Trung Bá, Phồn Trung Bá … Về sau theo lệ, ông được bổ làm Nho học huấn đạo phủ Quốc Oai. Năm 1756, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 17 ông thi đỗ khoa Tuyển cử và được bổ vào làm trong phủ chúa. Rồi làm việc ở bộ Binh, rồi thăng Hiến sát phó sử xứ Sơn Nam, rồi tuần phủ Sơn Tây. Năm Giáp Ngọ 1774, ông làm trí sĩ ở phường Hà Khẩu (nay là phố Hàng Buồm, Hà Nội). Năm 1778, ông được thăng Hằng tín đại phu Thái bộc tự khanh cai quản các xứ Thanh Hoa. Nhưng chưa được một năm thì qua đời. Diệc Hiên tiên sinh có 3 đời vợ. Chính thất sinh được 2 con trai và mất sớm, thứ thất không có con. Kế thất là thân mẫu của Phạm Đình Hổ – Bà Phạm Thị Xuyến sinh được 4 người con: 3 nam, 1 nữ. Phạm Đình Hổ là con út trong gia đình. Bà là ái nữ của gia tộc Phạm nổi tiếng ở Đông Ngạc. Quan Bảng nhãn Phạm Quang Trạch (Cụ Bảng Vẽ) là ông nội của bà. Thân Phụ của bà là trưởng nam của cụ Bảng, và thân mẫu của bà là ái nữ của Gia tộc Nhữ nổi tiếng ở Hoạch Trạch. Bà Phạm Thị Xuyến có khí chất, thạo văn tự, lại được giáo dục hết sức gia giáo.
– Cuộc đời:
Ông là ấm sinh của một vọng tộc khoa hoạn. Ấu thơ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí: Nam nhi phải lập thân hành đạo … Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời ….Từ khi lên 9 tuổi, ông học & đọc nhiều Hán thư, nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ cuối thời Chiêu Thống.
Năm 1789, Phạm Đình Hổ phải chịu 4 cái tang lớn là thân phụ, anh trưởng, anh thứ, mẫu thân. Tang tóc của gia đình, xã hội loạn với nạn đói liên tiếp xảy ra ở đàng ngoài đã đẩy gia đình cảnh nghèo. Gặp buổi loạn lạc, Mẫn đế cho người cầu viện Đại Thanh, rồi triều Lê sụp đổ, quân Tây Sơn cầm quyền … Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời cơ hàn dạy học ở quê.
Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương 3 lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Tại đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Thời Gia Long, gia đình ông sống ở phường Thái Cực trong Kinh thành. Vợ ông làm nghề nhuộm còn ông đã làm tất cả những công việc thuộc khả năng của một kẻ sĩ thất thế: đi ngồi dạy học nếu được mời, viết thuê văn bia, văn hiếu hỉ, cho chữ câu đối hoành phi …. Cứ như thế, từ lúc trưởng thành cho đến khi Minh Mạng ra Bắc năm 1822, 54 tuổi, Phạm Đình Hổ luôn rơi vào tình trạng đói nghèo bệnh tật. Trong cuộc gặp mặt với Minh Mệnh ở Bắc thành, ông đã than với nhà vua: “Vợ thần sinh được 3 con, hai trai một gái. Con trai trưởng chết yểu, con thứ còn nhỏ mà lắm bệnh, vợ thần chẳng may lại qua đời sớm, trong thì không một đấu gạo để dành, ngoài thì không một người thân để trông cậy, bản thân thần luôn đau ốm, quanh năm không ra được khỏi giường”. Có lẽ cuộc sống đó đã hình thành nên lối viết và nội dung sách của Phạm Đình Hổ. Ông không may mắn như Phan Huy Chú suốt 10 năm “đóng cửa tạ khách” để chỉ ngồi viết sách. Ông chỉ được viết giữa 2 trận ốm, giữa sự bức bách của miếng cơm manh áo. Năm 18 tuổi định đi thi thì triều Lê mất, Không dự khoa thi thời Tây Sơn, Đều tham dự 3 khoa thi thời Gia Long nhưng chỉ đỗ trường 2 trường 3. Bỏ khoa Ân thời Minh Mạng vì bị ốm.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Phạm Đình Hổ
– Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời, nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường.
– Nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuộc đủ mọi lĩnh vực như luận lý, lịch sử, địa dư, trước thuật… tất cả đều bằng chữ Hán, nay còn lưu đến 22 trứ tác, đáng kể gồm: An Nam chí, Ô châu lục, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục,…
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
a. Bố cục tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Gồm 2 đoạn:
– Đoạn 1 (Từ đầu đến “triệu bất tường”): Cuộc sống sa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm
– Đoạn 2 (Đoạn còn lại) : Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền
b. Tóm tắt tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về chúa Trịnh Sâm tên thật là Thịnh Vương, sau khi dọn dẹp hết các bè lũ tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi, thỏa mãn, thú vui của Trịnh Sâm làm hao tốn tiền của. Trịnh Sâm có thú chơi đèn đuốc xây dựng đình đài và tuần du Tây Hồ. Trịnh Sâm thường xuyên đi chơi, thưởng ngoạn ở Tây Hồ, mỗi khi đi thì các binh lính, quan lại dưới quyền đi theo hầu đông đúc vui như hội..Những tên lính phải đóng giả đàn bà bán hàng ở ven hồ thỉnh thoảng thuyền chúa ghé vào mua mua bán y hệt như không khí trong phiên chợ. Thỉnh thoảng nhạc công ở trên gác chuông lại tấu lên một bản nhạc làm cho không khí thêm phần rộn rã, vui vẻ. Chúa Trịnh Sâm còn có thú chơi sưu tầm của ngon vật lạ ở trần gian để trang hoàng cho nhà chúa bao nhiêu của ngon vật lạ đều lấy hết về hoàng cung. Bọn quan lại đốn mạt dưới quyền chúa thừa “cơ mượn gió bẻ măng”, ban ngày đi khắp nơi dò xét điều tra các của ngon vật lạ còn ban đêm thì đột nhập vào nhà dân ăn trộm cây hoa, chậu cảnh rồi buộc họ tội “đem giấu vật cung phụng” dậm doạ nhân dân để lấy tiền, điều này khiến người dân lo sợ mình mang vạ nên phải bỏ tiền của kêu xin tha hoặc phá vườn hoa, cây cảnh,…để được yên thân.
c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:
Phương thức biểu đạt tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là Tự sự và miêu tả
d. Thể loại:
Tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh thuộc thể loại Tùy bút
e. Ngôi kể:
Tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được kể Ngôi thứ 3
g. Giá trị nội dung tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
– “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa trong phủ chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
– Đoạn trích được ghi chép theo thể loại tuỳ bút, sự ghi chép cụ thể, chân thực, sinh động, giàu chất trữ tình.
– Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, miêu tả về thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và quan lại được đưa ra cụ thể, sinh động, chân thực, khách quan, để tự sự việc lên tiếng nói
– Giọng điệu tác giả gần như khách quan nhưng cũng đã khéo léo thể hiện thái độ lên án bọn vua quan qua thủ pháp liệt kê.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.