Tác giả Hà Ân – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hà Ân - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hà Ân.

Tác giả Hà Ân – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Hà Ân - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hà Ân

– Tên thật là Hoàng Hiển Mô

Ngày sinh: 16 tháng 1 năm 1928 – 25 tháng 1 năm 2011

Quê quán: quê ở Hà Nội

Cuộc đời: Năm 1947, ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I trong kháng chiến chống Pháp, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948. Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở trường quân y và hậu cần. Năm 1964, Hà Ân bắt đầu làm công việc nghiên cứu ở Viện bảo tàng quân đội. Từ năm 1964, ông làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội đến khi nghỉ hưu năm 1990.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hà Ân

  • (truyện lịch sử, 1962)
  • Rừng biên giới
  • Tướng quân Nguyễn Chích
  • Quận He khởi nghĩa (truyện lịch sử, 1963)
  • Nguyễn Trung Trực (truyện lịch sử, 1964)
  • Phú Riềng đỏ (ký lịch sử, 1965)
  • Bên bờ Thiên Mạc (truyện lịch sử, 1967)
  • Tổ quốc kêu gọi (tiểu thuyết lịch sử, 1973)
  • Trên sông truyền hịch (truyện lịch sử, 1973)
  • Trăng nước Chương Dương (truyện lịch sử, 1975)
  • Lưỡi gươm nhân ái (truyện lịch sử, 1981)
  • Ông Trạng thả diều (truyện lịch sử, 1982)
  • Cái chum vàng (truyện lịch sử, 1986)
  • Vụ án trầu cánh phượng (truyện lịch sử, 1990)
  • Kho báu dưới gốc hoàng đào (truyện lịch sử, 1993)
  • Mùa chim ngói (tập truyện, 1995)
  • Khúc khải hoàn dang dở (tiểu thuyết lịch sử, 2002)
  • Ngoài ra còn có một số kịch bản hoạt hình, sách giáo khoa tiểu học…

3. Giải thưởng

  • Giải C Giải văn học thành phố Hà Nội cho tiểu thuyết lịch sử Ngàn năm Thăng Long
  • Giải bồ câu vàng kịch bản phim hoạt hình Ông Trạng thả diều
  • Nhiều lần giải A văn học thiếu nhi Trung ương Đoàn
  • Giải khuyến khích kịch bản hoạt hình Ngựa thần Tây Sơn

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Bên bờ Thiên Mạc

Tác giả Hà Ân - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Bên bờ Thiên Mạc thuộc thể loại truyện lịch sử.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

– Hoàn cảnh sáng tác: truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285) khi ông mới 26 tuổi.

– Xuất xứ: trích trong truyện “Bên bờ Thiên Mạc”.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

d. Bố cục văn bản Bên bờ Thiên Mạc

– Phần 1: Hoàng Đỗ được giao nhiệm vụ.

– Phần 2: Trần Bình Trọng nhận Hoàng Đỗ làm em.

e. Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc

Đoạn trích kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường.

g. Giá trị nội dung

– Đoạn trích ca ngợi vị tướng Trần Bình Trọng giỏi tài thao lược, dùng binh, cách ông ứng xử với nhân dân và yêu thương gần gũi nhân dân.

h. Giá trị nghệ thuật

– Cách kể chuyện lịch sử hào hứng và đầy thú vị.

– Nhà văn Hà Ân có vốn kiến thức lịch sử sâu sắc, cùng với bút pháp, văn phong sinh động, Hà Ân đã tạo được không khí cho câu chuyện và hấp dẫn bạn đọc.

– Đoạn trích mang văn phong lịch sử với cốt truyện, bối cảnh nhân vật lịch sử có thật và nhân vật hư cấu (cha con Đỗ Hoàng)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web