Tác giả Lê Quang Hưng – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Lê Quang Hưng
– Ngày sinh: sinh ngày 10 tháng 4 năm 1956
– Quê quán: huyện Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh
– Ông là Phó giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành nhân văn.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Quang Hưng
– Tác phẩm tiêu biểu: cuốn sách “ Những quan niệm, những thế giới nghệ thuật văn chương” được xuất bản năm 2019, qua đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích, quang trọng về văn chương Việt Nam hiện đại ở nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau.
– Ông đã được trao tặng giải thưởng và huân huy chương: Kỉ niệm chương Vì thế hệ Trẻ; được nhận tặng thưởng “Các tác phẩm lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2018”.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Nắng mới, áo đỏ và nụ cười đen nhánh
a. Thể loại
Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nụ cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) thuộc thể loại nghị luận văn học.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Xuất xứ: Trích từ “Đến với tác phẩm văn chương”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là nghị luận.
d. Bố cục văn bản Nắng mới, áo đỏ và nụ cười đen nhánh
– Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới.
– Phần 2: Chi tiết “Nắng mới” và cái “áo đỏ” trong bài thơ Nắng mới.
– Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới.
– Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài.
e. Giá trị nội dung
– Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.
– Nhớ mẹ luôn là tình cảm thiêng liêng mà gần gũi ở những người con hiếu nghĩa, đa cảm.
– Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
g. Giá trị nghệ thuật
– Các bằng chứng đa dạng, cụ thể, sinh động, phong phú.
– Hệ thống lí lẽ, ý kiến rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
3.2. Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
a. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại nghị luận văn học
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Theo Đến với văn chương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
c. Tóm tắt
Những ý chính của văn bản
– Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.
– Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc điệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.
– Sang khổ thơ cuối, cảnh và tình mới thật quấn quyện, mới thật là “thi trung hữu họa”.
– Nhớ mẹ luôn là tình cảm thiêng liêng mà gần gũi ở những người hiếu nghĩa, đa cảm.
– Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của của một tâm hồn giàu mơ mộng.
d. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là nghị luận
Gồm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “tràn lan trên mặt giấy”: Giới thiệu vấn đề, nêu ý kiến khái quát.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “tách rời hình ảnh người mẹ”: Làm rõ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Nắng mới”.
+ Phần 3: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
e. Giá trị nội dung
Văn bản thể hiện tâm hồn giàu mơ mộng của nhà thơ Lưu Trọng Lư qua bài thơ Nắng mới.
g. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
– Ngôn ngữ xúc tích, ngắn gọn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.