Tác giả Lê Cảnh Nhạc – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lê Cảnh Nhạc - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lê Cảnh Nhạc.

Tác giả Lê Cảnh Nhạc – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Lê Cảnh Nhạc - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lê Cảnh Nhạc

Ngày sinh: 15/8/1957

– Bút danh: La Giang

Quê quán: xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

– Sự nghiệp

+ Nguyên Tổng Biên tập Báo Gia đình Xã hội

+ Nguyên Phó Tổng cụ trưởng Tổng cục Dân số

+ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996)

+ Giải Nhì cuộc thi Thơ toàn liên bang của ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô; Giải thưởng Văn học cho thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng sáng tác về Quyền trẻ em của Radda Barnen (Thụy Điển), Giải thưởng VHNT và báo chí (5 năm) của Bộ Quốc phòng.

+ Đồng tác giả hơn 70 ca khúc, trong đó có 8 ca khúc đạt Huy chương Vàng, 5 ca khúc Huy chương bạc tại Liên hoan ca

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Cảnh Nhạc

* Tác phẩm chính đã in:
– Người học trò thứ 31 (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 1990)
– Nỗi oan của Đốm (Tập truyện, NXB KimĐồng, 1992)
– Mầm ác và hướng thiện (Tập ký, NXB Thanh Niên, 1994)
– Lâu đài (Tập truyện, NXB Văn học, 1999)
– Lời ru không bán (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2000)
– Khúc giao mùa (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2005)
– Không bao giờ trăng khuyết (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2010)
* Tác phẩm được giải:
– Giải nhì cuộc thi sáng tác văn nghệ toàn lên bang do đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô tổ chức năm 1987.
– Giải thưởng văn học Cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và TƯ Đoàn năm 1990 – 1991
– Giải thưởng Cuộc thi sáng tác văn học về Quyền trẻ em của Radda Barnen và Viện KHGD Việt Nam năm 1992
– Giải thưởng Báo chí toàn quốc 1994

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Đảo sơn ca

Tác giả Lê Cảnh Nhạc - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Thơ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Đảo Sơn Ca ra đời ngày 07/04/2016

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả.

d. Bố cục bài Đảo sơn ca

3 khổ:

– Khổ thơ đầu tiên: là cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối nơi đây. Quả bàng xanh non mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca. Hoa giấy nở đỏ rực một vùng trời, tiếng chim hót líu lo trước hiên nhà tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.

– Khổ thơ thứ hai: là vẻ đẹp của cảnh vật nơi đây. Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến.

– Khổ thơ cuối cùng: là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu.

e. Giá trị nội dung

– Bài thơ Đảo Sơn Ca có nội dung chính nói về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở nơi đây. Thiên nhiên vừa được điểm tô bằng màu sắc xanh non của cây cối, vừa có màu hồng rực của những chùm hoa giấy đung đưa trong trời nắng vàng.

g. Giá trị nghệ thuật

– Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc gợi ra một không gian bình yên, đẹp đẽ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web