Tác giả Lê Hồng Lâm – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Lê Hồng Lâm - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Lê Hồng Lâm.

Tác giả Lê Hồng Lâm – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Lê Hồng Lâm - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lê Hồng Lâm

Ngày sinh: sinh năm 1977

Quê quán: tại Quảng Trị

Cuộc đời:

+ Là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Việt Nam.

+ Tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hồng Lâm từng làm phóng viên, biên tập viên văn nghệ của tuần báo Sinh viên Việt Nam và 12 năm làm thư ký tòa soạn của tạp chí Thể thao Văn hóa và Đàn Ông.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Hồng Lâm

– Các tác phẩm: Xem chữ đọc hình (2005); Chơi cùng cấu trúc (2009); Cánh chim trong gió (2017); 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (2018); Sự lưỡng nan của tình thế làm người (2018); Người tình không chân dung (2020) …

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Mẹ vắng nhà – bộ phim tuyệt đẹp về Những đứa trẻ thời chiến tranh

Tác giả Lê Hồng Lâm - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại Văn bản thông tin giới thiệu một bộ phim

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– In trong 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Mẹ vắng nhà – bộ phim tuyệt đẹp về Những đứa trẻ thời chiến tranhcó phương thức biểu đạt là thuyết minh.

d. Bố cục

Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 (đoạn 1, 2) giới thiệu thông tin chung về bộ phim: tên phim, tên và thành tích của đạo diễn, giải thuởng mà bộ phim đạt đuợc; nhận xét khái quát về bộ phim.

+ Phần 2 (đoạn 3, 4, 5, 6): tóm tắt nội dung, nhận xét về những thành công về chỉ đạo nghệ thuật, góc quay, cảnh phim, diễn xuất của diễn viên… trong bộ phim.

+ Phần 3 (đoạn 7) khẳng định giá trị của bộ phim.

e. Giá trị nội dung

– “Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.

g. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng từ ngữ rõ ràng, mạch lạc, logic.

– Sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web