Tác giả Trần Hoài Dương – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Trần Hoài Dương
– Tên khai sinh là Trần Bắc Qùy
– Ngày sinh: 1943 – 2011
– Quê quán: thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
– Cuộc đời:
+ Là nhà văn cả đời chỉ viết cho thiếu nhi. Nhà văn Trần Hoài Dương có những tác phẩm rất nổi tiếng được lứa tuổi học trò yêu thích như “Cuộc phiêu lưu của những con chữ”, “Một thoáng heo may phương Nam”, “Miền xanh thẳm”, “Nàng công chúa biển”.. Sau khi nhà văn Trần Hoài Dương qua đời, nhiều cuốn sách của ông vẫn liên tục được tái bản để bồi đắp tâm hồn cho trẻ thơ.
+ Năm 1060, ông học lớp Báo chí của Ban Tuyên huấn Trung ương khóa 1.
+ Trước năm 1975, ông từng là cán bộ biên tập của Tạp chí Cộng sản. Do đam mê sáng tác truyện ngắn, truyện dài, nên đưa đơn xin chuyển công tác báo Văn Nghệ.
+ Sau năm 1975, Trần Hoài Dương vào Sài Gòn làm việc ở bộ phận miền Nam của báo Văn Nghệ.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Hoài Dương
– Đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ
– Đạt giải thưởng loại B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm.
– Tác phẩm tiêu biểu: Em bé và bông hồng (tập truyện ngắn, 1963); Đến những nơi xa (tập truyện ngắn, 1968); Cây lá đỏ (tập truyện ngắn, 1971); Cuộc phiêu lưu của những con chữ (tập truyện ngắn, 1975); Con đường nhỏ (tập truyện ngắn, 1976); Hoa của biển (truyện dài, 1976); Người tù vượt ngục và em nhỏ trên đảo (truyện dài, 1979); Lá non (tập truyện ngắn, 1981); …
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Tình yêu sách
a. Thể loại Truyện dài
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Trích Miền xanh thẳm, NXB Kim Đồng, 2017 – tác phẩm đoạt Giải B của Hội Nhà văn năm 2001. Truyện kể về Thiện – một cậu bé nhân hậu, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và say mê đọc sách. Tuy phải xa nhà để trọ học nhưng em vẫn luôn được sống trong tình thương yêu, đồng cảm, sẻ chia của thầy cô giáo, các anh em kết nghĩa và bạn bè.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
d. Bố cục bài Tình yêu sách
2 phần
– Phần 1 (từ đầu đến “bao nhiêu là sách. […]”): Niềm đam mê đọc sách của “tôi”
– Phần 2 (còn lại): Tình yêu và sự tò mò đối với bộ sách.
e. Giá trị nội dung
– Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách.
g. Giá trị nghệ thuật
-Lập luận chặt chẽ, các câu chuyện đan xen lồng ghép.
– Các dẫn chứng đắt giá góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.