Cân bằng trắng trong nhiếp ảnh là gì?

Hiểu về cân bằng trắng là điều cần thiết nếu bạn muốn chụp những bức ảnh tuyệt vời. Chọn tông màu phù hợp sẽ giúp việc chỉnh sửa màu sau này dễ dàng hơn nhiều và bạn cũng sẽ đảm bảo rằng hình ảnh của mình trông chân thực hơn. Nhưng làm thế nào bạn có thể xác định chính xác cân bằng trắng trong nhiếp ảnh? Hãy cùng tìm câu trả qua bài viết sau đây nhé!

Hiểu về cân bằng trắng là điều cần thiết nếu bạn muốn chụp những bức ảnh tuyệt vời. Chọn tông màu phù hợp sẽ giúp việc chỉnh sửa màu sau này dễ dàng hơn nhiều và bạn cũng sẽ đảm bảo rằng hình ảnh của mình trông chân thực hơn. Nhưng làm thế nào bạn có thể xác định chính xác cân bằng trắng trong nhiếp ảnh? Hãy cùng tìm câu trả qua bài viết sau đây nhé!

Cân bằng trắng là gì?

Cân bằng trắng là thuật ngữ được sử dụng để xác định “nhiệt độ” của ảnh. Hay nói một cách đơn giản, màu xanh hoặc vàng trong ảnh của bạn trông như thế nào. Nếu bạn từng nhận thấy rằng những bức ảnh chụp trong nhà đôi khi có thể trông rất vàng, thì đó thường là do cân bằng trắng.

Để cho bạn biết chúng ta đang nói về điều gì, đây là một bức ảnh có mức cân bằng trắng sai:

Ống kính trên bàn có cân bằng trắng kém
Ống kính trên bàn có cân bằng trắng kém

Và đây là bức ảnh tương tự với độ cân bằng trắng chính xác:

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
Ống kính trên bàn có cân bằng trắng chính xác
Ống kính trên bàn có cân bằng trắng chính xác

Hãy để ý rằng bức ảnh đầu tiên trông rất cam, với màu bạc trông thiếu tự nhiên ở phía dưới ngàm ống kính. Mặc dù bức ảnh này có thể thực hiện một số chỉnh sửa khác nhưng thay đổi cân bằng trắng cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.

Bạn có thể sáng tạo với cân bằng trắng trong nhiếp ảnh. Ví dụ, khi chỉnh sửa ảnh giờ vàng trong Lightroom, bạn có thể muốn thử nghiệm sử dụng tông màu ấm hơn. Nhưng nếu bạn mới làm quen với nhiếp ảnh, hãy cố gắng đảm bảo rằng màu trắng, màu bạc và các màu tương tự của bạn trông như bình thường trước khi thử những thứ mới.

Chế độ cân bằng trắng tự động có đáng sử dụng không?

Khi mua chiếc máy ảnh đầu tiên, bạn sẽ nhận thấy rằng mình có thể đặt cân bằng trắng thành tự động. Nếu bạn đang chụp ảnh với chế độ cân bằng trắng tự động, máy ảnh của bạn sẽ quyết định sử dụng cài đặt cân bằng trắng nào. Nếu bạn đang ở ngoài trời, hầu hết các máy ảnh đều có thể thực hiện đúng điều này. Đôi khi, ảnh nội thất hoặc cảnh phức tạp có thể gây nhầm lẫn cho máy ảnh – và máy ảnh có thể không đặt cân bằng trắng chính xác.

Nếu bạn chưa quen với cân bằng trắng trong nhiếp ảnh (hoặc nói chung là mới tập chụp ảnh), cân bằng trắng tự động sẽ giúp bạn hiểu cách hoạt động của tính năng này trong các tình huống ánh sáng khác nhau. Bạn có thể nâng cao kiến thức của mình hơn nữa bằng cách tìm hiểu một số mẹo giúp bạn có được độ cân bằng trắng hoàn hảo trong ảnh của mình.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Cân bằng trắng: Thang đo màu Kelvin

Sau khi sử dụng cân bằng trắng tự động được một thời gian, bạn sẽ sẵn sàng điều chỉnh tính năng này theo cách thủ công. Thang đo màu Kelvin là điểm khởi đầu tuyệt vời; Tôi vẫn sử dụng tính năng này mỗi khi chụp ảnh, mặc dù đã có hơn bảy năm kinh nghiệm chụp ảnh.

Khi bạn sử dụng thang đo Kelvin, hãy nhớ rằng một số máy ảnh cung cấp nhiều khả năng kiểm soát hơn những máy ảnh khác. Ví dụ, một số máy ảnh chỉ cho phép điều chỉnh số lượng theo hàng trăm (ví dụ: 5.700, 5.600). Mặt khác, một số máy ảnh hiện đại cho phép tăng giảm theo hàng chục (5.590, 5.580). Độ Kelvin phù hợp để sử dụng cũng có thể khác nhau tùy theo từng nhà sản xuất – vì vậy, bạn sẽ cần thử nghiệm một chút.

Để giúp bạn đạt được mức cân bằng trắng chính xác hơn trong chụp ảnh, bài viết sẽ chia nhỏ các phạm vi số Kelvin khác nhau cho những tình huống khác nhau mà bạn có thể gặp phải với tư cách là một nhiếp ảnh gia. Lưu ý rằng đôi khi bạn có thể cần phải nghiên cứu kỹ các phạm vi này, nhưng dù sao chúng cũng là điểm khởi đầu tốt.

1. Cảnh tuyết rơi

Ảnh phong cảnh núi tuyết vào ban ngày

Bạn cần xem xét một số khía cạnh của chụp ảnh mùa đông và mức cân bằng trắng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Bạn đã bao giờ ra ngoài chụp ảnh vào một ngày tuyết rơi và nhận thấy màu sắc trông không được ổn lắm chưa? Có lẽ tông màu quá xanh chẳng hạn? Nếu vậy, việc cân bằng trắng sai gần như chắc chắn đã gây ra vấn đề đó.

Phong cảnh có tuyết là một trong những tình huống mà bạn nên cân nhắc sử dụng phương pháp thay thế cho cân bằng trắng tự động. Máy ảnh của bạn đôi khi có thể bị nhầm lẫn và làm cho tuyết trông xanh hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng số Kelvin khoảng 6.500-8.500.

2. Giờ vàng

Hình ảnh thành phố vào giờ vàng

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Ánh sáng dịu nhẹ và màu sắc đẹp mắt vào giờ vàng trước khi mặt trời mọc và lặn trở thành thời điểm phổ biến để chụp ảnh. Nhiều nhiếp ảnh gia mắc sai lầm khi tăng cân bằng trắng để tăng cường tông màu ấm, việc điều chỉnh quá mức có thể làm cho màu sắc trong ảnh của bạn trông lộn xộn. Vì vậy, bạn thực sự nên hạ thấp thang đo Kelvin một chút so với các tình huống khác. Hãy nhắm tới khoảng 2.000-4.000 trên thang đo Kelvin để có những bức ảnh giờ vàng chất lượng.

3. Những ngày nắng

Người Phụ Nữ Chạy Qua Cánh Đồng Hoa Vào Ngày Nắng

Chụp ảnh trong thời tiết nắng đặt ra một số thách thức về ánh sáng nhưng bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh tuyệt vời khi mặt trời lên cao. Bên cạnh việc hiểu và thực hiện quy tắc Sunny 16, việc chọn mức cân bằng trắng phù hợp cũng sẽ giúp màu sắc trong ảnh của bạn trông đẹp hơn.

Hãy nhắm tới con số từ 5.000 đến 6.000. Trong một số trường hợp (chẳng hạn như khi ảnh của bạn có nhiều màu xanh lam), bạn có thể cần phải tăng số lượng lên nữa.

4. Chụp ảnh đêm

Người đàn ông đi dọc vỉa hè vào ban đêm

Trong khi phần lớn thế giới đang chìm vào màn đêm, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều cơ hội chụp được những bức ảnh đẹp. Ví dụ, nếu bạn đang sống ở bán cầu bắc, bạn có thể chụp ảnh Cực quang. Trong khi đó, những người ở các thành phố lớn có thể chụp được đường chân trời và nhiều thứ khác khi trời tối.

Thang đo Kelvin chính xác để sử dụng để chụp ảnh ban đêm thay đổi đáng kể tùy theo tình huống. Nhưng trong nhiều trường hợp, 2.000-4.000 là mức tốt để nhắm tới.

5. Những ngày u ám và mưa

Hình ảnh thành phố ngày mưa

Nếu đã từng chụp ảnh vào những ngày u ám, mưa và sương mù, bạn có thể nhận thấy rằng ảnh của mình trông khá xanh nếu bạn không sử dụng mức cân bằng trắng phù hợp. Và khi điều đó xảy ra, có thể khá khó để thay đổi ở khâu hậu kỳ. Theo nguyên tắc chung, hãy nhắm đến số Kelvin trong khoảng từ 6.000 đến 8.000 cho các loại tình huống ánh sáng này.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

6. Chụp ảnh trong nhà và đồ ăn

Thức ăn được phục vụ trong 4 bát

Chụp ảnh trong nhà là một trong những tình huống khó nhất, và tất nhiên, nội thất cũng có sự khác biệt khá đáng kể. Nhưng đối với hầu hết các tình huống trong nhà, bạn sẽ muốn giảm con số trên thang đo Kelvin của mình. Hãy bắt đầu với mức 1.500-3.000!

Để chụp ảnh đồ ăn, bạn cần cân nhắc xem mình đang ở trong nhà hay ngoài trời. Ngoài ra, bạn còn phải nghĩ đến màu sắc của món ăn. Cách tốt nhất để tiếp cận vấn đề này là chỉ cần đảm bảo rằng mọi thứ trông giống như thật (và trong các điều kiện ánh sáng cụ thể).

Có thể thay đổi cân bằng trắng trong quá trình hậu kỳ không?

Tốt nhất bạn nên áp dụng mức cân bằng trắng chính xác ngay từ đầu. Tuy nhiên, bạn có thể chỉnh sửa cân bằng trắng của mình trong Adobe Lightroom.

Trong Lightroom, vào WB (trong phần camera profile). Tại đây, bạn có thể di chuyển các thanh trượt nhiệt độ và tông màu theo bất kỳ hướng nào bạn muốn.

Chỉnh sửa cân bằng trắng trong Lightroom thông qua thanh trượt
Chỉnh sửa cân bằng trắng trong Lightroom thông qua thanh trượt

Khi mở rộng menu drop-down, bạn có thể chọn cân bằng trắng tự động và cũng có thể chọn từ nhiều cài đặt preset.

Tùy chỉnh cài đặt cân bằng trắng của Lightroom
Tùy chỉnh cài đặt cân bằng trắng của Lightroom

Nguồn sưu tầm : Quản Trị Mạng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web