Những lỗi hay gặp khi chụp ảnh bằng điện thoại

Những lỗi này có thể hủy hoại ảnh chụp trên smartphone của bạn. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giải quyết những lỗi mọi người hay mắc phải khi chụp ảnh bằng điện thoại.

Những lỗi này có thể hủy hoại ảnh chụp trên smartphone của bạn. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giải quyết những lỗi mọi người hay mắc phải khi chụp ảnh bằng điện thoại.

Chụp ảnh bằng điện thoại vô cùng dễ, nhưng không đơn giản để có một bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, chỉ cần áp dụng những nguyên tắc này, bạn sẽ có một tấm ảnh không thua gì chụp trên máy ảnh chuyên nghiệp.

1. Dùng sai ứng dụng

Smartphone nào cũng có một ứng dụng camera mặc định, bạn chỉ cần mở nó ra và sử dụng. Đây có lẽ là app bạn dùng để chụp ảnh nhiều nhất, tại sao lại không nhỉ? Chụp ảnh bằng ứng dụng mặc định, hay như chúng ta đã nói là chụp ảnh bằng cam thường thực sự rất dễ dàng và không tốn sức.

Chọn đúng ứng dụng để chụp ảnh
Chọn đúng ứng dụng để chụp ảnh

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, cửa hàng ứng dụng có sẵn ngàn lẻ ứng dụng chụp ảnh và bạn không nên ngó lơ chúng đâu. Hãy dành thời gian để tìm ra một ứng dụng camera yêu thích và bạn sẽ thấy kết quả khác biệt ngay tức thì khi so những tấm ảnh chụp qua app và những tấm chụp cam thường.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})
  • Những ứng dụng chụp ảnh đẹp nhất trên iOS và Android

2. Chụp ảnh bằng điện thoại thì không cần đến các quy tắc

Một lỗi cơ bản nữa mà người dùng hay mắc phải đó là không quan tâm gì đến các quy tắc chụp ảnh, một trong số đó là quy tắc một phần ba. Đây có thể coi như một khía cạnh quan trọng nhất của nhiếp ảnh.

Trong ứng dụng mặc định của điện thoại cũng có chức năng khung lưới, chức năng này giúp bạn định hình ra quy tắc một phần ba dễ dàng hơn.

3. Không lên ý tưởng trước

Chụp ảnh trên điện thoại cũng cần lên ý tưởng, sắp xếp bố cục trước khi giơ máy lên. Ví dụ như người nên đứng thế nào, chụp từ góc độ nào hay thậm chí cả các cầm máy như thế nào để có được bức ảnh ưng ý nhất. Vì vậy, đừng nên chỉ cần điện thoại lên và chụp khi chưa lên kế hoạch và sắp xếp ý tưởng cho một bức ảnh nhé.

4. Chụp ảnh quá nhanh

Nếu bạn đã có một ứng dụng camera đẹp và chụp nhanh, sao bạn không thử làm chậm lại, chụp từng bức ảnh một thôi. Đúng là khi thao tác chậm, ảnh có thể bị mờ nhưng làm chậm lại có thể giúp bạn căn chỉnh bức ảnh dễ dàng hơn.

5. Bật đèn flash khi chụp ảnh

Tại sao mọi người có thể quá lạm dụng chụp ảnh cùng flash như vậy? Flash gây ra hiện tượng ánh sáng đỏ ở mắt, mặc dù nó có thể xóa đi sau khi chỉnh sửa ảnh. Mọi người nghĩ rằng ảnh hơi tối thì cứ bật flash lên thì sẽ sáng. Tip cho các bạn là hãy tránh sử dụng flash hết sức có thể. Các mẫu smartphone hiện nay đều có cảm biến ánh sáng thấp rất tốt. Hãy để flash ở chế độ tắt (không phải tự động) và chỉ bật lên khi cần sử dụng.

Không nên bật Flash khi chụp ảnh
Không nên bật Flash khi chụp ảnh
(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

6. Sử dụng tính năng zoom quá đà

Bạn cảm thấy tính năng zoom hoạt động rất hoàn hảo mà bỏ qua hết tất cả các cài đặt khác? Hoặc bạn đứng xa mà cần chụp vật thể thật gần, cứ thế bạn lạm dụng tính năng zoom trên điện thoại. Tính năng zoom trên điện thoại hoạt động không tốt như các lens zoom trên máy ảnh (mà kể cả máy ảnh mà không có ống kính macro chuyên dụng cũng không đưa ra được chất lượng ảnh tốt khi zoom). Vì vậy, khi cần chụp gần một vật thế, hãy cố gắng hết sức đừng dùng đến tính năng zoom quá nhiều, hoặc ít nhất là zoom quá gần, hãy phóng to bằng “chân” để ảnh có chất lượng tốt nhất nhé.

7. Điện thoại thì không cần đến tripod

Thật sự không có nhiều người quan tâm đến độ vững chắc của điện thoại khi chụp ảnh. Nếu ảnh bị mờ hoặc vướng gì đó trước ống kính, họ có thể dễ dàng chụp lại tấm khác mà ít nghĩ đến việc lỗi trên sẽ có thể bị lắp lại vì camera đặt không ổn định.

Nếu tripod quá cồng kềnh để mang theo đi lại thì ít nhất, bạn hãy để máy trên một mặt phẳng thật vững chắc, một chiếc gậy selfie cũng tạm ổn nếu không có tripod.

Tripod cho điện thoại rất cần thiết
Tripod cho điện thoại rất cần thiết

8. Không quan tâm đến các cài đặt camera

Điện thoại hoàn toàn tự động, chỉ cần giơ lên và chụp thôi, cần gì phải quan tâm đến các cài đặt. Cài đặt là dành cho người chuyên nghiệp, tôi đâu phải nặng đầu óc quan tâm đến những thứ như khẩu độ hay tốc. Đây là chính là suy nghĩ của đa số mọi người khi chụp ảnh bằng điện thoại. Tự động không có nghĩa là bạn chỉ giơ máy lên là đã có bức ảnh đẹp. Hãy học một chút kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh và cài đặt nó trong máy. Chỉ cần biết khi nào cần tăng sáng, khi nào giảm sáng là đã có thể sở hữu một tấm ảnh vô cùng đỉnh cao rồi.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

9. Không cần quan tâm đến ánh sáng, photoshop có thể làm tất cả

Hướng của mặt trời, ánh sáng qua cửa sổ và sự phản chiếu ánh nắng dường như không có ảnh hưởng gì đến bức ảnh của bạn. Chỉ cần một vài bước căn chỉnh sau khi chụp là bạn đã có một bức ảnh với ánh sáng ưng ý. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Ánh sáng chiếu vào vật thể sẽ làm nổi bật màu sắc và hình dáng của nó trước ống kính, đây là điều mà không công nghệ nào có thể làm được. Cường độ ánh sáng khác nhau sẽ mang đến những bức ảnh rất khác biệt. Vậy nên, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên hết mức có thể, sau đó rồi mới tính đến chuyện retouch hay photoshop nhé.

Nguồn sưu tầm : Quản Trị Mạng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web