Soạn bài Bàn về đọc sách (Trích) – Chu Quang Tiềm

- Luận điểm một (từ đầu đến “phát hiện thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc tích lũy kiến thức, nâng cao học vấn.

Câu 1: Vấn đề nghị luận của văn bản này là việc đọc sách. Tác giả trình bày ba luận điểm chính:

– Luận điểm một (từ đầu đến “phát hiện thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc tích lũy kiến thức, nâng cao học vấn.

– Luận điểm hai (tiếp theo đến “tự tiêu hao lực lượng”): Khó khăn của việc đọc và những thiên hướng sai lệch người ta thường mắc khi đọc sách.

– Luận điểm ba (phần còn lại): Cách đọc sách đúng đắn để thu được hiệu quả cao nhất.

Câu 2:

– Sách vô cùng quan trọng:

+ Nó ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được.

+ Nó đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

+ Nó là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được.

– Sách có tầm quan trọng như vậy, nên đọc sách là con đường để nâng cao học vấn. Đọc sách là để tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống và cuộc đi xa tiếp tục khám phá thế giới.

Câu 3: Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, cần phải chọn sách mà đọc vì sách vở ngày càng nhiều, con người dễ bị chạy theo số lượng, đọc nhiều mà không hiểu được  bao nhiêu. Mặt khác, sách nhiều, nếu không chọn lựa kĩ, sẽ bị sa vào các sách ít thông tin, không phù hợp với chuyên môn của người đọc, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Theo tác giả, nên chọn lựa sách theo tiêu chuẩn sau:

– Không ham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn sách phù hợp với chuyên môn, sách có giá trị.

– Đọc và suy nghĩ thật kĩ những cuốn sách đã chọn.

– Phải kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn. Các loại sách đó hỗ trợ cho nhau, tạo cho người đọc có kiến thức rộng và sâu.

Câu 4: Bàn về đọc sách trước hết là bàn đến việc lựa chọn sách đọc. Biết lựa chọn sách cho tỉnh, phù hợp với chuyên môn là bước đầu của việc đọc sách. Khi chọn được sách rồi thì phải đọc thật kĩ. Không đọc lướt qua, không đọc để lấy số lượng nhiều. Cần đọc theo kiểu “trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do”, nhất là đối với các quyển sách có giá trị.

Cần đọc sách theo một kế hoạch, một chủ đích chứ không đọc lung tung, đọc tùy hứng, tùy tiện. Việc đọc sách theo chuyên môn sâu sẽ làm cho người đọc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Đọc sách không chỉ là tích lũy kiến thức, mà còn rèn luyện nhân cách, chuẩn bị cho cuộc sống và hoạt động lâu dài của mỗi người.

Câu 5: Văn bản “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ với ba luận điểm chính thể hiện trong ba phần của bài. Tác giả đã từ kinh nghiệm của bản thân mình, cộng với sự suy xét, nghiền ngẫm nên phân tích, chỉ rõ những sai lạc mà người đọc dễ mắc phải. Đó là sự đọc nhiều mà không đọng lại; đó là sự tham nhiều mục tiêu, rải mành mành, khuất lấp như lối đánh trận “tự tieu hao lực lượng”. Tác giả phân tích thấu tình đạt lí về cách chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả nhất. Sức thuyết phục còn thể hiện ở những so sánh rất chính xác: việc chiếm lĩnh kiến thức giống như đánh trận, việc đọc nhiều sách mà không hiểu giống như ăn nhiều thức ăn không tiêu, không những không bổ mà còn hại dạ dày; việc đọc mà không chịu nghĩ sâu giống như cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, dẫu châu báu phơi đầy mà đành về tay không; việc chuyên sâu không chú ý đến bề rộng thì càng tiến càng gặp khó khăn, như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp,…

Luyện tập:

– Bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều, đọc rộng, đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.

– Người ta thường nói: ” Sách mở ra một chân trời cảm xúc mới”. Do vậy, ta càng đọc sách thì sách càng làm cho ta gắn bó với thế giới và cuộc đời trở nên rực rỡ và có ý nghĩa. Làm sao ta biết cuộc đời éo le của những con người cùng khổ trên mọi miền đất nước, phải chăng là do sắp đặt? Chính sách đã an ủi phần nào cho cuộc sống của ta để khi nhìn lên thì cũng chẳng bằng ai, nhìn xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Song, ta cũng thấy rằng, có những người sống một cách vui thú, sung sướng mà không một người nào xung quanh ta biết sống như thế!

– Sách sẽ làm Trái Đất tràn ngập những nỗi niềm buồn vui và những cái tốt đẹp. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy với những dấu hiệu và những từ. Có lúc ta khóc khi ta đọc sách với những việc hay, với những con người tốt bụng, hiền lành. Họ thật gần gũi và đáng mến làm sao! Càng đọc sách thì càng điềm tĩnh hơn, làm việc hợp lí hơn, ít để ý đến những chuyện bực bội trong cuộc sống. Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên ta đã tách ra khỏi con thú để vươn đến con người, đến gần với quan niệm cuộc sống mà mình đang có và đang vươn tới.

Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web