Soạn bài Khởi ngữ

Câu 1: Các thành phần in đậm không phải là chủ ngữ, vì không phải là chủ thể của hành động, tính chất được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ của câu “Còn anh, anh không ghim nổi xúc động.” là từ “anh” thứ hai; của câu (b) là từ “tôi”; của câu (c) là “chúng ta”. Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ đều nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ

Câu 1: Các thành phần in đậm không phải là chủ ngữ, vì không phải là chủ thể của hành động, tính chất được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ của câu “Còn anh, anh không ghim nổi xúc động.” là từ “anh” thứ hai; của câu (b) là từ “tôi”; của câu (c) là “chúng ta”. Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ đều nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Câu 2: Trước các từ in đậm này có các từ “còn” (câu a), “với” (câu c). Các từ này đều là quan hệ từ; ngoài ra có thể thêm từ “còn”, “về” (câu b), thay từ “về” bằng từ “đối với” (câu c).

II. Luyện tập

Câu 1:

Đầu tiên, xác định cụm chủ vị của câu, sau đó tìm khởi ngữ bằng cách tìm các từ đứng trước chủ ngữ, có tác dụng nêu lên đề tài của câu, làm cho người nghe chú ý theo dõi nội dung tiếp theo. Trước các từ làm khởi ngữ thường có các quan hệ từ.

Các khởi ngữ (im đậm): Điều này (a); Đối với chúng mình (b); Một mình (c); Làm khí tượng (d); Đối với cháu (e).

Câu 2: Muốn chuyển thành câu có khởi ngữ, ta xem vị ngữ đề cập nội dung gì rồi chuyển nó lên đầu câu làm đề tài. Khi câu có đề ngữ, nội dung đó có thể được nhắc lại hoặc lược đi ở vị ngữ. Có thể phải thêm trợ từ “thì” để ngăn cách đề ngữ với cụm chủ vị chính.

a. Làm bài (thì) anh ấy (làm bài) cẩn thận lắm.

b. Hiểu (thì) tôi hiểu rồi nhưng giải (thì) tôi chưa giải được.

 Giaibaitap.pro.vn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web